Thứ Sáu, 20 tháng 3, 2015

Một số thuật ngữ trong máy ảnh

CÁC THUẬT NGỮ TRONG CAMERA


I Ý nghĩa của các con số :
Video được tạo thành từ các ảnh chuyển động liên tục hay gọi là khung hình, 1 khug hình dc tạo từ các dòng quét, 480,720,..đây là số dòng quét ngang trong một khung hình, thường 1s video sẽ có 24 khung hình. Từ số dòng quét ngang dựa vào tỉ lệ khung hình sẽ tính ra số dòng theo phương dọc. chữ "p" đứng sau chỉ kĩ thuật quét song song, nghĩa là quét liên tục từ dòng số 1 đên dòng cuối cùng 1080, còn chuẩn "i" là quét xen kẽ: quét các dòng 1,3,5,7...1079. Sau đó quay lại quét dòng chẵn 2,4,6...1080 : tổng 2 lần quét vẫn đc 1080 dòng /khung

II Độ phân giải PX là gì?

ví dụ ta có độ phân giải : 1920x1200 nghĩa là 1920x1200=2.3 Megapixel tức là 2.3 triệu điểm ảnh trên màn hình đang dùng.
đây là số điểm ảnh trên một ảnh (độ phân giải). kích thước của điểm ảnh có thể hiểu là kích thước của 1 phần tử vật lý hiển thị điểm ảnh. càng nhỏ thì tạo ra mật độ dày và ảnh sẽ mượt hơn ( 1 màn hình điện thoại 5'' có thể có số điểm ảnh = màn hình tivi 52''), Ví dụ: một bóng đèn led trên biển quảng cáo điện tử cũng là một điểm ảnh.






Camera có độ phân giải px là gì?
Ví dụ ta có camera có độ phân giải 8 Mpx nghĩa là ta chỉ có thể chụp được hình ảnh có độ phân giải 8 Mpx mà thôi số Mpx càng lớn thì ảnh sẽ càng rõ, khi zoom ảnh lên sẽ khoonng bị vỡ
4,tỉ lệ màn hình (4:3, 16:9,...vv) có liên hệ thế nào với độ phân giải màn hình ( thấy trên yahoo answer đưa ra 1 loạt các chuẩn ,ví dụ "4:3 chuẩn với 960x720"--> ko hiểu gì cả ). Theo mình hiểu tỉ lệ màn hình thì có thể điều chỉnh dc còn độ phân giải thì ko (search lung tung thì hình như màn hình CRT có điều chỉnh dc độ phân giải )
720x960 ( tỷ lệ 3:4) khung hình: đường quét theo phương ngang là 720 ---> phương dọc 720x4/3= 960




III TVL là gì?





Ví dụ khi ta có camera với thông số 720 TVL có nghĩa là 700 dòng quét theo phương ngang trong một khung hình ( nói bên trên rồi). Trên phương diện truyền hình ảnh,cam nào thì cam cũng đo bằng TVL hết, cam ip khác analog ở kỹ thuật truyền thôi.

Megapixel là đơn vị của hình ảnh
TVL là đơn vị đo của Video, chuẩn video cao nhất giờ là full hd: 1080x1920 . tức là đoạn video này được tạo thành từ các ảnh (khung) có số điểm ảnh là: 1080x1920 =2 triệu điểm (2Mpx) hoặc cũng có thể hiểu là có 1080 dòng quét trên một khung hình
trước camera analog bị giới hạn bởi kỹ thuật Pal/ Ntsc nên ko thể đạt đc độ phân giải HD, hiện tại có dòng HD-SDI có thể đạt đc độ phân giải Full HD
có nghĩa là 700 dòng quét theo phương ngang trong một khung hình ( nói bên trên rồi). Trên phương diện truyền hình ảnh,cam nào thì cam cũng đo bằng TVL hết, cam ip khác analog ở kỹ thuật truyền thôi.

IV Một số thuật ngữ phải biết trong lap dat camera quan sat:

Image Sensors - Cảm biến hình ảnh
CCD (Charge Coupled Device) : Thiết bị tích điện kép (1 loại sensor của cảm biến hình ảnh )

CMOS (Complementary Metal-Oxide-Semiconductor) : là thuật ngữ chỉ một loại công nghệ dùng để chế tạo vi mạch tích hợp

Horizontal : Độ phân giải

TV lines : Đơn vị tính Độ phân giải

Total pixels: Số điểm ảnh

Effective Pixels : Độ phân giải hình ảnh

Scanning System : Hệ thống quét

Scanning Frequency : Tần số quét
S/N Ratio (peak signal-to-noise ratio) : tỉ số tín hiệu cực đại trên nhiễu
Visible Distance: Khoảng cách quan sát
NR (Noise Reduction) : Giảm tiếng ồn (độ nhiễu)

Illumination : Độ nhạy sáng ( tính bằng LUX)

Minimum Illumination: Cường độ ánh sáng nhỏ nhất ( tính bằng LUX)
White Balance : Cân bằng trắng
AWB (Auto white balance): Tự động cân bằng ánh sáng trắng
AGC (Auto Gaint Control): Tự động bù tín hiệu hình ảnh
Backlight Compensation: Bù ánh sáng ngược

Day/Night : Ngày / đêm
ATR (Digital Wide Dynamic Range): Có khả năng thích nghi môi trường ánh sáng yếu.
HLC (High Light Compensation): Là chức năng che điểm sáng chói,quan sát tại nới có vị trí ánh sáng không cần bằng
WDR (Wide Dynamic Range): Là chức năng bù sáng khi điều kiện ánh sáng tại mỗi điểm ảnh không cần bằng nhau về ánh sáng
IR (Infrared rays): Tia hồng ngoại
Infrared Distance : Khoảng cách hồng ngoại
IR effective Sistance: Khoảng cách hoạt động của tia hồng ngoại
IR Led: Số lượng đèn hồng ngoại
IR Status : Tình trạng hồng ngoại ( bắt đầu bật hồng ngoại )
IR Power On : Nguồn hồng ngoại
IR Cut Filter : Cắt bỏ tín hiệu hồng ngoại (Lọc Hồng Ngoại)
Night Vision : Tầm nhìn đêm ( Khi camera quan sát bật hồng ngoại )

Fixed Focal Lens : ống kính tiêu cự cố định
Varifocal lens : Ống kính di động có tiêu cự thay đổi được, còn được gọi là ống kính có khả năng zoom

Normal lens : Là ống kính bình thường
Wide Angle lens : Ống kính góc mở rộng
Telephoto lens : Ống kính nhìn xa

Picture Adjustment : Điều chỉnh hình ảnh
Dual Voltage : Điện áp kép
Auto electrolic Shutter : Tự động chống sốc điện
Water resistance/ water proof : Chịu nước
Vandal Proof: Chống va đập

Indoor/outdoor: Camera đặt trong nhà hay ngoài trời
Pan/Tilt/Zoom : Chức năng quay trái phải/ trên dưới/phóng to/thu nhỏ

Operation Temperature : Nhiệt độ hoạt động
Power Source : Nguồn điện.
Power consumption : Công suất
Dimension : Kích thước.
Weight : Trọng lượng

Thứ Năm, 19 tháng 3, 2015

Thuật ngữ sử dụng trong giáo trình đa phương tiện

Ngày 20/3/2015 chuẩn bị cho kiểm tra tiến độ
cuốn giáo trình đã cập nhật:

Thứ Ba, 17 tháng 3, 2015

lập kế hoạch, hoạch định công việc

Kỹ năng lập hoạch định công việc

1. Khái niệm

Hoạch định là một quá trình ấn định những mục tiêu và xác định biện pháp tốt nhất để thực hiện những mục tiêu đó. Nó liên hệ với những phương tiện cũng như với những mục đích. Tất cả những người quản lý đều làm công việc hoạch định.

2. Ý nghĩa

- Tư duy có hệ thống để tiên liệu các tình huống quản lý
- Phối hợp mọi nguồn lực của tổ chức hữu hiệu hơn.
- Tập trung vào các mục tiêu và chính sách của tổ chức.
- Nắm vững các nhiệm vụ cơ bản của tổ chức để phối hợp với các quản lý viên khác.
- Sẵn sàng ứng phó và đối phó với những thay đổi của môi trường bên ngoài
- Phát triển hữu hiệu các tiêu chuẩn kiểm tra.

3. Làm thế nào xác định công việc?

Khi bắt đầu một công việc mới, làm thế nào để triển khai công việc đó hoàn hảo? Nếu bạn không có phương pháp để xác định đầy đủ các yếu tố, bạn có thể bỏ sót nhiều nội dung công việc. Đó chính là một lỗ hổng trong hoạch định công việc.
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH NỘI DUNG CÔNG VIỆC (5W-1H-2C-5M)
- Xác định mục tiêu, yêu cầu công việc 1W (why)
- Xác định nội dung công việc 1W (what)
- Xác định 3W: where, when, who
- Xác định cách thức thực hiện 1H (how)
- Xác định phương pháp kiểm soát – 1C (control)
- Xác định phương pháp kiểm tra – 1C (check)
- Xác định nguồn lực thực hiện 5M (Man, Money , Material, Machine, Method)

3.1 Xác định mục tiêu yêu cầu (Why)

Khi phải làm một công việc, điều đầu tiên mà bạn phải quan tâm là:
- Tại sao bạn phải làm công việc này?
- Nó có ý nghĩa như thế nào với tổ chức, bộ phận của bạn?
- Hậu quả nếu bạn không thực hiện chúng? Why (tại sao?) là 1W trong 5W.
Khi bạn thực hiện một công việc thì điều đầu tiên bạn nên xem xét đó chính là why với nội dung như trên. Xác định được yêu cầu, mục tiêu giúp bạn luôn hướng trọng tâm các công việc vào mục tiêu và đánh giá hiệu quả cuối cùng.

3.2 Xác định nội dung công việc (What?) 1W = what?

Nội dung công việc đó là gi? Hãy chỉ ra các bước để thực hiện công việc được giao. Bạn hãy chắc rằng, bước sau là khách hàng của bước công việc trước.

3.3 Xác định 3W Where: ở đâu, có thể bao gồm các câu hỏi sau:

- Công việc đó thực hiện tại đâu?
- Giao hàng tại địa điểm nào?
- Kiểm tra tại bộ phận nào?
- Testing những công đoạn nào?…
When: Công việc đó thực hiện khi nào, khi nào thì giao, khi nào kết thúc…
- Để xác định được thời hạn phải làm công việc, bạn cần xác định được mức độ khẩn cấp và mức độ quan trọng của từng công việc.
- Có 4 loại công việc khác nhau:
+ Công việc quan trọng và khẩn cấp,
+ Công việc không quan trọng nhưng khẩn cấp,
+ Công việc quan trọng nhưng không khẩn cấp,
+ Công việc không quan trọng và không khẩn cấp.
Bạn phải thực hiện công việc quan trọng và khẩn cấp trước.
Who: Ai, bao gồm các khía cạnh sau:
- Ai làm việc đó
- Ai kiểm tra
- Ai hổ trợ.
- Ai chịu trách nhiệm…

3.4 Xác định phương pháp 1h H là how, nghĩa là như thế nào?

Nó bao gồm các nội dung:
- Tài liệu hướng dẫn thực hiện là gì (cách thức thực hiện từng công việc)?
- Tiêu chuẩn là gì?
- Nếu có máy móc thì cách thức vận hành như thế nào?

3.5 Xác định phương pháp kiểm soát (Control)

Cách thức kiểm soát (control) sẽ liên quan đến:
- Công việc đó có đặc tính gì?
- Làm thế nào để đo lường đặc tính đó?
- Đo lường bằng dụng cụ, máy móc như thế nào?
- Có bao nhiêu điểm kiểm soát và điểm kiểm soát trọng yếu (Xem chi tiết qua tài liệu về MBP – phương pháp quản lý theo quá trình)

3.6 Xác định phương pháp kiểm tra (check)

Phương pháp kiểm tra (check) liên quan đến các nội dung sau:
 - Có những bước công việc nào cần phải kiểm tra. Thông thường thì có bao nhiêu công việc thì cũng cần số lượng tương tự các bước phải kiểm tra.
- Tần suất kiểm tra như thế nào? Việc kiểm tra đó thực hiện 1 lần hay thường xuyên (nếu vậy thì bao lâu một lần?).
- Ai tiến hành kiểm tra? - Những điểm kiểm tra nào là trọng yếu?
- Trong DN không thể có đầy đủ các nguồn lực để tiến hành kiểm tra hết tất cả các công đoạn, do vậy chúng ta chỉ tiến hành kiểm tra những điểm trọng yếu (quan trọng nhất).
- Điểm kiểm tra trọng yếu tuân theo nguyên tắc Pareto (20/80), tức là những điểm kiểm tra này chỉ chiếm 20 % số lượng nhưng chiếm đến 80 % khối lượng sai sót.

3.7 Xác định nguồn lực (5M)

Nhiều kế hoạch thường chỉ chú trọng đến công việc mà lại không chú trọng đến các nguồn lực, mà chỉ có nguồn lực mới đảm bảo cho kế hoạch được khả thi. Nguồn lực bao gồm các yếu tố:
- Man = nguồn nhân lực.
- Money = Tiền bạc.
- Material = nguyên vật liệu/hệ thống cung ứng.
- Machine = máy móc/công nghệ.
- Method = phương pháp làm việc.
a. Man, bao gồm các nội dung:
- Những ai sẽ thực hiện công việc, họ có đủ trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng, phẩm chất, tính cách phù hợp?
- Ai hỗ trợ?
- Ai kiểm tra?
- Nếu cần nguồn phòng ngừa thì có đủ nguồn lực con người để hỗ trợ không?
b. Material = nguyên vật liệu/hệ thống cung ứng, bao gồm các yếu tố:
- Xác định tiêu chuẩn nguyên vật liệu.
- Tiêu chuẩn nhà cung ứng.
- Xác định phương pháp giao hàng.
- Thời hạn giao hàng.

4. Phân loại

          Hoạch định công việc, theo quy mô tính chất công việc, theo chu kỳ thời gian, khoảng thời gian… mà có thể chia thành 7 loại hoạch định sau: Hoạch định chiến lược; Hoạch định tác nghiệp; Hoạch định dự án; Hoạch định mục tiêu; Hoạch định năm; Hoạch định tháng; Hoạch định tuần.

4.1 Hoạch định chiến lược

Đặc điểm
- Thời hạn: vài năm
- Khuôn khổ: rộng
- Mục tiêu: ít chi tiết
Quá trình cơ bản của hoạch định chiến lược
- Nhận thức được cơ hội
- Xác định các mục tiêu
- Phát triển các tiền đề
- Xác định các phương án lựa chọn
- Đánh giá các phương án.
- Lựa chọn phương án
- Hoạch định các kế hoạch phụ trợ
- Lượng hóa bằng hoạch định ngân quỹ Đầu ra của hoạch định chiến lược:
- Một bản kế hoạch kinh doanh
- Kế hoạch phát triển công ty.

4.2 Hoạch định tác nghiệp

Đặc điểm
- Thời hạn: ngày, tuần, tháng
- Khuôn khổ: hẹp
- Mục tiêu: chi tiết xác định
Đầu ra của hoạch định tác nghiệp:
- Hệ thống tài liệu hoạt động của tổ chức như:
- Các loại sổ tay, cẩm nang.
- Quy trình hoạt động
- Các quy định
- Hướng dẫn công việc
- Các biểu mẫu
- Các kế hoạch thực hiện mục tiêu, dự án ngắn hạn.

4.3 Hoạch định dự án

- Xác định các yêu cầu của dự án.
- Xác định các quy trình cơ bản.
- Xác định nguồn lực cung cấp cho dự án.
- Xây dựng kế hoạch thực hiện dự án theo sơ đồ gantt

4.4 Hoạch định mục tiêu:

(Phần này, bạn tham khảo theo kỹ năng quản lý theo mục tiêu)
- Phân loại mục tiêu
- Điều kiện của mục tiêu
- Lập kế hoạch thực hiện mục tiêu:
4.4.1 Phân loại mục tiêu
- Mục tiêu cấp công ty, bộ phận, cá nhân
- Theo Peter Drucker, mục tiêu của công ty xếp từ ngắn hạn đến dài hạn như sau:
+ Tồn tại và tăng trưởng.
+ Lợi nhuận
+ Phân bổ các nguồn lực và rủi ro
+ Năng suất
+ Vi thế cạnh tranh
+ Phát triển nguồn lực
+ Phát triển công nghệ
+ Trách nhịêm xã hội.
4.4.2 Điều kiện của mục tiêu:
Điều kiện của mục tiêu phải đảm bảo yêu cầu của nguyên tắc SMART
- Specific – cụ thể, dễ hiểu
- Measurable – đo lường được
- Achievable – vừa sức.
- Realistics – thực tế.
- Timebound – có thời hạn.
a/Specific – cụ thể, dễ hiểu
- Chỉ tiêu phải cụ thể vì nó định hướng cho các hoạt động trong tương lai.
- Đừng nói mục tiêu của bạn là dẫn đầu thị trường trong khi đối thủ đang chiếm 40 % thị phần.
- Hãy đặt mục tiêu chiếm tối thiểu 41% thị phần, từ đó bạn sẽ biết mình còn phải cố đạt bao nhiêu % nữa.
b/Measurable – đo lường được
- Chỉ tiêu này mà không đo lường được thì không biết có đạt được hay không?
- Đừng ghi: “phải trả lời thư của khách hàng ngay khi có thể”. Hãy yêu cầu nhân viên trả lời thư ngay trong ngày nhận được.
c/Achievable – vừa sức.
- Chỉ tiêu phải có tính thách thức để cố gắng, nhưng cũng đừng đặt chỉ tiêu loại không thể đạt nổi.
- Nếu bạn không có giọng ca trời phú thì đừng đặt chỉ tiêu trở thành siêu sao. Giữ trọng lượng ở mức lý tưởng 45kg có thể vừa sức hơn.
d/Realistics – thực tế.
- Đây là tiêu chí đo lường sự cân bằng giữa khả năng thực hiện so vối nguồn lực của doanh nghiệp bạn (thời gian, nhân sự, tiền bạc..).
- Đừng đặt chỉ tiêu giảm 20 kg trong một tháng để đạt trọng lượng lý tưởng 45 kg trong vòng một tháng, như vậy là không thực tế.
e/Timebound – có thời hạn.
- Mọi công việc phải có thời hạn hoàn thành, nếu không nó sẽ bị trì hoãn.
- Thời gian hợp lý giúp bạn vừa đạt được mục tiêu lại vừa dưỡng sức cho các mục tiêu khác.
4.4.3 Kế hoạch thực hiện mục tiêu (gantt) Có thể sử dụng các biểu đồ tiến độ để lập kế hoạch Một trong những công cụ rất hiệu quả là phần mềm Microsoft project.

4.5 Hoạch định kế hoạch năm

Nguồn thông tin từ để lập kế hoạch năm bao gồm:
- Từ chiến lược của công ty.
- Từ các dự án tham gia
- Từ mục tiêu của công ty và mục tiêu bộ phận do công ty giao.
- Từ các nhiệm vụ theo chức năng nhiệm vụ bộ phận.
Nội dung của kế hoạch công tác năm:
- Nội dung các mục tiêu công việc.
- Thời gian thực hiện.
- Mức độ quan trọng của các công viêc (để giúp bộ phận có thể đặt trọng tâm vào công tác nào và đánh giá công việc cuối năm).

4.6 Hoạch định kế hoạch tháng:

Nguồn thông tin lập kế hoạch tháng
- Các công việc trong kế hoạch năm.
- Các công việc tháng trước còn tồn tại.
- Các công việc mới phát sinh do công ty giao. Nội dung kế hoạch tháng
- Các công việc quan trọng trong tháng
- Phần các công việc cụ thể gồm: nội dung công việc, thời gian thực hiện, người thực hiện. - Các công việc chưa xác định được lịch (nhưng phải làm trong tháng hoặc làm trong tháng sau).

4.7 Hoạch định kế hoạch tuần

Nguồn thông tin để lập kế hoạch tuần:
- Các công việc trong kế hoạch tháng.
- Các công việc trong tuần trước chưa thực hiện xong
- Các công việc mới phát sinh do công ty giao thêm.
NỘI DUNG BẢN KẾ HOẠCH TUẦN
- Các công việc quan trọng trong tuần
- Phần các công việc cụ thể gồm: nội dung công việc, thời gian thực hiện, người thực hiện, ghi chú (yêu cầu kết quả).

- Các công việc chưa xác định được lịch (nhưng phải làm trong tuần hoặc làm trong tuần sau).

Kinh nghiệm thu thập được khi viết giáo trình

1. Nguyên tắc đầu tiên, không được bê nguyên một đoạn của ai đó làm của mình. Cần đọc hiểu trước, sau đó biến đổi đoạn văn, câu văn, cách đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, kết luận,... theo cách của riêng mình.

Nguyên tắc này rất quan trọng, vì nó liên quan đến bản quyền.

2. Viết cái gì ra thì phải hiểu cái đó. Đặt mình là người đọc, họ đọc đoạn đó, trang đó,... họ có hiểu được không? Luôn luôn có ý thức làm người khác hiểu vấn đề mình cần truyền đạt.

(Kinh nghiệm sẽ được biên tập tiếp theo)

Thư gửi ngày 8-3-2015

Lặng nghe tôi kể chuyện Mỵ Châu
Trái tim nhầm chỗ đặt lên đầu
Nỏ thần sơ ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu.

NCKH là gì?

Khái niệm đề tài: Đề tài là một hình thức tổ chức NCKH do một người hoặc một nhóm người thực hiện. Một số hình thức tổ chức nghiên cứu khác không hoàn toàn mang tính chất nghiên cứu khoa hoc, chẳng hạn như: Chương trình, dự án, đề án. Sự khác biệt giữa các hình thức NCKH này như sau:
Đề tài: được thực hiện để trả lời những câu hỏi mang tính học thuật, có thể chưa để ý đến việc ứng dụng trong hoạt động thực tế.
Dự án: được thực hiện nhằm vào mục đích ứng dụng, có xác định cụ thể hiệu quả về kinh tế và xã hội. Dự án có tính ứng dụng cao, có ràng buộc thời gian và nguồn lực.
Đề án: là loại văn kiện, được xây dựng để trình cấp quản lý cao hơn, hoặc gởi cho một cơ quan tài trợ để xin thực hiện một công việc nào đó như: thành lập một tổ chức; tài trợ cho một hoạt động xã hội, ... Sau khi đề án được phê chuẩn, sẽ hình thành những dự án, chương trình, đề tài theo yêu cầu của đề án.
Chương trình: là một nhóm đề tài hoặc dự án được tập hợp theo một mục đích xác định. Giữa chúng có tính độc lập tương đối cao. Tiến độ thực hiện đề tài, dự án trong chương trình không nhất thiết phải giống nhau, nhưng nội dung của chương trình thì phải đồng bộ.
Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
  • Đối tượng nghiên cứu: là bản chất của sự vật hay hiện tượng cần xem xét và làm rõ trong nhiệm vụ nghiên cứu.
  • Phạm vi nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu được khảo sát trong trong phạm vi nhất định về mặt thời gian, không gian và lãnh vực nghiên cứu.
Mục đích và mục tiêu nghiên cứu: Khi viết đề cương nghiên cứu, một điều rất quan trọng là làm sao thể hiện được mục tiêu và mục đích nghiên cứu mà không có sự trùng lấp lẫn nhau. Vì vậy, cần thiết để phân biệt sự khác nhau giữa mục đích và mục tiêu.
  • Mục đích: là hướng đến một điều gì hay một công việc nào đó trong nghiên cứu mà người nghiên cứu mong muốn để hoàn thành, nhưng thường thì mục đích khó có thể đo lường hay định lượng. Nói cách khác, mục đích là sự sắp đặt công việc hay điều gì đó được đưa ra trong nghiên cứu. Mục đích trả lời câu hỏi "nhằm vào việc gì?", hoặc "để phục vụ cho điều gì?" và mang ý nghĩa thực tiển của nghiên cứu, nhắm đến đối tượng phục vụ sản xuất, nghiên cứu.
  • Mục tiêu: là thực hiện điều gì hoặc hoạt động nào đó cụ thể, rõ ràng mà người nghiên cứu sẽ hoàn thành theo kế hoạch đã đặt ra trong nghiên cứu. Mục tiêu có thể đo lường hay định lượng được. Nói cách khác, mục tiêu là nền tảng hoạt động của đề tài và làm cơ sở cho việc đánh giá kế hoạch nghiên cứu đã đưa ra, và là điều mà kết quả phải đạt được. Mục tiêu trả lời câu hỏi “làm cái gì?”.
    • Thí dụ: phân biệt giữa mục đích và mục tiêu của đề tài sau đây.
    • Đề tài: "Ảnh hưởng của phân N đến năng suất lúa Hè thu trồng trên đất phù sa ven sông ở Đồng Bằng Sông Cửu Long".
    • Mục đích của đề tài: Để tăng thu nhập cho người nông dân trồng lúa.
    • Mục tiêu của đề tài:
      • Tìm ra được liều lượng bón phân N tối hảo cho lúa Hè thu.
      • Xác định được thời điểm và cách bón phân N thích hợp cho lúa Hè thu.....................
    • ..........................................
    • NCKH Là một họat động tìm kiếm, xem xét, điều tra, hoặc thử nghiệm. Dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thức,… đạt được từ các thí nghiệm NCKH để phát hiện ra những cái mới về bản chất sự vật, về thế giới tự nhiên và xã hội, và để sáng tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới cao hơn, giá trị hơn. Con người muốn làm NCKH phải có kiến thức nhất định về lĩnh vực nghiên cứu và cái chính là phải rèn luyện cách làm việc tự lực, có phương pháp từ lúc ngồi trên ghế nhà trường.

Thứ Bảy, 14 tháng 3, 2015

Hội thảo toán kinh tế

http://qf2015.ufm.edu.vn/#about

Phân loại tài liệu đang có hết sức quan trọng

Từ khóa tiếng Việt
Từ khóa Tiếng Anh
Số thứ tự tài liệu
Phân loại
Classification
5, 6, 11, 12, 18, 19, 22, 23, 25, 26, 29, 33, 39
Phát hiện:
Detection
2, 3, 5 ,8, 9, 19, 21, 23, 24, 25, 28 , 31, 33, 40.
Theo dõi

Tracking
2, 5, 10, 14, 16, 19, 20, 23, 27, 29, 31, 42, 43, 44
Hệ tọa độ 3D
3D coordinate system
17, 22, 34, 36, 45, 49
Luồng quang học:
Optical Flow
2, 4, 15, 52
Giao thông

Traffic
10, 11, 14, 15, 17, 18, 20, 21, 22, 23, 25, 27, 29, 30, 31, 40, 41, 42, 43
Tìm kiếm ảnh dựa trên nội dung
Retrieval Image based Content

Đường biên
Edge
1
Trừ nền
Subtraction
2, 3, 6, 8, 9, 12, 28, 39, 41, 43
Hệ thống giám sát
Seveilance / Monitoring System
 7, 29, 48, 51
Bộ lọc Kalman
Kalman Filter
16
Nhận dạng phương tiện
Vehicle identification
26, 31, 34, 35, 36, 37, 42, 49
Nhận dạng mặt người, cử chỉ người
Face recognition,  action of human
38, 51
GMM
Gauss Mixel Model
28
Đặc trưng hình dạng
Characteristic shape
46, 49, 50, 51, 52, 53, 55
Thị giác máy tính
Computer Vision
47, 51
Mô men bất biến
Moment invariants
53
Máy ảnh
camera
54

Thứ Tư, 11 tháng 3, 2015

BackUp dữ liệu - điều cần thiết


  • Ngày 11.3.2015 đã backup 2 thư mục quan trọng trong USB sang máy LABTOP: TruyenThongDPT và LuanAn_NVC
  • Ngày 14.3.2015 đã backup 3 thư mục quan trọng trong USB sang máy bàn ở nhà: TruyenThongDPT, NCS.NguyenDangThe và LuanAn_NVC


Thứ Sáu, 6 tháng 3, 2015

SDU service data unit

In Open Systems Interconnection (OSI) terminology, a service data unit (SDU) is a unit of data that has been passed down from an OSI layer to a lower layer and that has not yet been encapsulated into a protocol data unit (PDU) by the lower layer. It is a set of data that is sent by a user of the services of a given layer, and is transmitted semantically unchanged to a peer service user.
It differs from a PDU in that the PDU specifies the data that will be sent to the peer protocol layer at the receiving end, as opposed to being sent to a lower layer.
The SDU at any given layer, layer 'n', is the PDU of the layer above, layer 'n+1'. In effect the SDU is the 'payload' of a given PDU. That is, the process of changing a SDU to a PDU, consists of an encapsulation process, performed by the lower layer. All the data contained in the SDU becomes encapsulated within the PDU. The layer n-1 adds headers or footers, or both, to the SDU, transforming it into a PDU of layer n-1. The added headers or footers are part of the process used to make it possible to get data from a source to a destination.

Trong Kết nối các hệ thống mở (OSI) thuật ngữ, một đơn vị dữ liệu dịch vụ (SDU) là một đơn vị dữ liệu đã được truyền từ một lớp OSI vào một lớp thấp hơn và đó vẫn chưa được đóng gói vào một đơn vị dữ liệu giao thức (PDU) bởi các lớp thấp hơn. Nó là một tập hợp các dữ liệu được gửi bởi một người sử dụng các dịch vụ của một lớp nhất định, và được truyền về ngữ nghĩa không thay đổi để sử dụng dịch vụ peer.

Nó khác với một PDU trong đó các PDU định các dữ liệu đó sẽ được gửi đến các lớp giao thức ngang hàng ở cuối nhận, hay khi được gửi đến một lớp thấp hơn.

SDU tại bất kỳ lớp, lớp cho 'n', là các PDU của lớp trên, lớp 'n + 1'. Trong thực tế các SDU là "tải trọng" của một PDU được. Đó là, quá trình thay đổi một SDU đến một PDU, bao gồm một quá trình đóng gói, thực hiện bởi các lớp thấp hơn. Tất cả các dữ liệu chứa trong SDU bị đóng gói trong các PDU. Các lớp n-1 cho biết thêm đầu hoặc cuối trang, hoặc cả hai, để các SDU, biến nó thành một PDU của lớp n-1. Các tiêu đề bổ sung hoặc cuối trang là một phần của quá trình sử dụng để làm cho nó có thể để có được dữ liệu từ một nguồn tới một đích đến.