Luật An ninh mạng; Công cụ, phương pháp, kỹ thuật An ninh mạng; Đấu tranh chống luận điệu xuyên tạc đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước; bảo vệ lý luận, chính trị, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trên không gian mạng; Tuyên truyền gương người tốt việc tốt,...
Chủ Nhật, 26 tháng 6, 2016
Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2016
Thứ Hai, 20 tháng 6, 2016
Cách tính vị trí đặt camera, góc nhìn, khu vực nhìn khi lắp đặt camera
Hướng dẫn tính góc nhìn camera quan sát.
Góc mở trong camera quan sát.
Với phần mềm này giúp bạn dễ hình dung ra và xác định được khoảng cách mà camera có thể quan sát được, dựa trên những thông số của nhà sản xuất ghi trên camera quan sát. Theo đó, bạn có thể tính toán được góc mở, góc nhìn, góc quan sát của camera, khả năng quan sát của camera 1 cách rõ ràng hơn.
Download phần mềm LenCalculater và làm theo hướng dẫn.
Giao diện phần mềm tính góc camera quan sát
Hướng dẫn tính góc nhìn (góc mở) trong camera giám sát.
Ký hiệu trên phần mềm:
W – Width (m): Chiều ngang của khung hình cần quan sát.
H – Hight (m): Chiều cao của khung hình cần quan sát.
L – Distant(m): Khoảng cách từ camera đến khung hình cần quan sát.
F – Focal length(m): Tiêu cự của camera quan sát.
1. Minimum.illmination: Quy đổi độ nhạy sáng.
Quy đổi Lux độ nhạy sáng
Phần này giúp ta nhận biết độ nhạy sáng khi tiêu cự được thay đổi.
Ví dụ :
Ta xem thông số của camera Panasonic WV-CW364SE là 0.1 Lux / F2.0, 0Lux (IR ON) 0.05 lux (B/W) at F1.3(Wide) thì khi tiêu cự thay đổi lên đến 2.8mm thì ta được 0.2 Lux
2.Wor H and L ->f :
Tính tiêu cự cần để quan sát
Từ 2 thông số chiều cao của khung hình muốn quan sát và vị trí lắp đặt camera quan sát đến khung hình chúng ta sẽ tìm ra được tiêu cự ống kính cần dùng để có 1 khung hình rõ nét như ý. Phụ thuộc vào chip set CCD của ống kính tương ứng 1/4’’, 1/3’’, 1/2’’ ta sẽ có 1 tiêu cự phù hợp.
Ví dụ :
Bạn cần quan sát 1 khung hình có chiều cao là 5m, rộng là 3,8m (chiều rộng sẽ tự thay đổi theo chiều cao), khoảng cách từ vị trí lắp đặt camera đến khung hình cần quan sát là 15m.
Bạn điền vào như sau:
+ W (m) : 5
+ H (m) : 3.8
+ L (m) : 15
Bạn sẽ được kết quả :
+ 1/4 type: 10.8mm có nghĩa là với loại camera có chip CDD loại 1/4 inch ta phải dùng camera có ống kính của tiêu cự là 10.8mm
+ 1/3 type: 14,4mm với loại camera có chip CDD loại 1/3 inch ta phải dùng camera có tiêu tự là 14,4mm.
+ 1/2 type: 19.2mm với loại camera có chip CDD loại 1/2’’ ta phải dùng camera có tiêu cự là 19.2mm
Nếu chọn đúng quý tắc trên bạn sẽ được 1 khung hình rõ nét nhất tại vị trí bạn cần quan sát. Tuy nhiên, bạn có thể chọn ống kính tương đương cũng sẽ không ảnh hưởng nhiều.
3. f and Wor H->L :
Cách tính khoảng cách quan sát
Ở phần này dựa vào 2 thông số là tiêu cự (f=mm) của camera quan sát và chiều cao của khung hình cần quan sát ta sẽ tìm ra được khoảng cách từ vị trí đặt camera đến khung hình.
Ví dụ : bạn đã có sẵn 1 camera với ống kính 3.6mm, bạn biết khung hình bạn cần quan sát có độ cao khoảng 3 mét. Và bạn muốn vị trí lắp camera nào để có thể quan sát rõ nhất thì bạn điền như sau :
- f [mm] : 3.6 (tiêu cự camera)
- H [m] : 3 (chiều cao khung hình)
- W[m] : (chiều rộng khung hình) phần mềm sẽ tự cân đối cho bạn.
Bạn được kết quả như sau:
+ 1/4 type: Đối với camera dùng chip CDD 1/4 inch ta phải đặt camera khoảng cách với khung hình cần quan sát là 3m.
+ 1/3 type: Đối với camera dùng chip CDD 1/3 inch ta phải đặt camera các khung hình cần quan sát là 2.3m.
+ 1/2 type: đối với camera sử dụng chip CDD 1/2inch ta phải đặt camera cách khung hình cần quan sát là 1.7m.
Đây là những thông số mang tính chất tham khảo, ví nếu ta đặt đúng quy cách sẽ cho ra được những khung hình đẹp nhất.
4. f and L -> W and H Angle:
Từ hai thông số là tiêu cự f[mm] và khoảng cách từ vị trí camera quan sát đến vật thể cần quan sát L[m] sẽ tìm ra được chiều ngang và chiều cao của vật thể cần quan sát W[m] và H[m].
Cách tính khung hình quan sát
Ví dụ : Bạn có camera quan sát có tiêu cự là 4mm và và khoảng cách từ vị trí camera quan sát đến vật thể cần quan sát là 20 mét. Bạn có thể tìm ra được chiều ngang và chiều cao của vật thể cần quan sát bằng cách:
- Trong ô f[mm] tiêu cự của camera quan sát bạn gõ giá trị 4
- Trong ô L[m] khoảng cách từ vị trí camera quan sát đến vật thể cần quan sát bạn gõ giá trị là 20
Kết quả sẽ hiển thị trong ô W[m] & H[m] bên cạnh và sẽ được hiểu như sau:
+ Với camera quan sát loại cảm biến hình là 1/4 inch thì chiều ngang của vật thể W[m] quan sát được là 18 mét, chiều cao của vật thể H[m] quan sát được là 13.5 mét và đường chéo của vật thể Diagonal [m] là 22.5 mét. Ngoài ra nó còn cung cấp được phạm vi quan sát tính bằng độ.
+ Với camera quan sát loại cảm biến hình là 1/3 inch thì chiều ngang của vật thể W[m] quan sát được là 24 mét, chiều cao của vật thể H[m] quan sát được là 18 mét và đường chéo của vật thể Diagonal [m] là 30 mét. Ngoài ra nó còn cung cấp được phạm vi quan sát tính bằng độ.
+ Với camera quan sát loại cảm biến hình là 1/2 inch thì chiều ngang của vật thể W[m] quan sát được là 32 mét, chiều cao của vật thể H[m] quan sát được là 24 mét và đường chéo của vật thể Diagonal [m] là 40 mét. Ngoài ra nó còn cung cấp được phạm vi quan sát tính bằng độ.
Tham khảo thêm:
Phòng kỹ thuật: Camera Hoàng Gia
Vui lòng giữ nguyên nguồn khi copy bài viết này
Điện thoại phản ảnh chất lượng dịch vụ: Ms.Như 0937172226
Thứ Năm, 2 tháng 6, 2016
Phân tích mã độc
Phân tích mã độc cơ bản
Giới thiệu tổng quan
Malwares là những chương trình máy tính độc hại với mục tiêu là đánh cắp thông tin, phá hủy hay làm hư hỏng hệ thống. Những chương trình này xâm nhập hệ thống một cách trái phép mà không có sự cho phép của người quản trị. Malware được chia thành nhiều loại khác nhau như.
- Virus: Virus là những chương trình có khả năng nhân bản (replicate) chính bản thân nó ở nhiều chương trình khác nhau khi được thực thi. Thông thường Virus sẽ được thêm vào đuôi của các chương trình máy tính bị lây nhiễm. Worm là một dạng đặc biệt của Virus với phạm vi hoạt động trong môi trường mạng máy tính.
- Trojan horse: Đây là những chương trình độc hại có khả năng bắt chước các chương trình thông thường. Mục tiêu của Trojan là đánh cắp thông tin và gửi các dữ liệu về cho các hacker. Backdoor là một dạng đặc biệt của Trojan với khả năng mở cổng hậu cho phép kết nối đến hệ thống.
- Spammer: Chương trình này gửi mail đến một nhóm lớn các người dùng.
- Flooder: Tấn công hệ thống máy tính với một lượng lớn gói tin, ví dụ như hình thức tấn công từ chối dịch vụ (denial-of-service).
- Keylogger: Chương trình này có khả năng ghi lại tất cả quá trình nhấn phím (keystroke) trên máy tính của nạn nhân, để thu thập các thông tin nhạy cảm.
- …
Trong những năm gần đây, số lượng của malware đã gia tăng một cách rất nhanh chóng và kèm theo những kĩ thuật rất tinh vi nhằm chiếm quyền điều khiển và đánh cắp các thông tin người dùng. Hàng năm, số tiền thất thoát của các công ty liên quan đến hoạt động của malware là rất lớn và ngày càng gia tăng. Xuất phát từ những vấn đề trên, khóa học này ra đời nhằm giúp người học nắm vững các kiến thức và kỹ năng cơ bản trong hoạt động của Malware, cách nhận diện, phân loại và kĩ thuật Malware lây nhiễm vào hệ thông. Từ đó học viên có nền tảng kiến thức cũng như kĩ năng thực hành để phòng chống, bảo vệ hệ thống máy tính trong cơ quan và doanh nghiệp. Khóa học này cũng là tiền đề để học viên nắm vững các thủ thuật trong phân tích Malware, từ đó có thể xây dựng những chương trình tự động phát hiện Malware và trở thành chuyên gia trong lĩnh vực này
Thời lượng:
32 giờ
Mục tiêu khóa học
- Cung cấp các kiến thức tổng quát về cách thức nhận diện và phân loại Malware.
- Cung cấp các kiến thức chuyên sâu về nền tảng của hệ điều hành, các thành phần phần cứng máy tính, một số lỗ hổng và cách thức Malware lây nhiễm vào hệ thống dựa trên những lỗ hổng trên
- Cung cấp các kiến thức chi tiết về thủ thuật được Malware sử dụng để bảo vệ bản thân, chống lại các chương trình diệt Virus cũng như các hoạt động phân tích và dịch ngược Malware.
- Cung cấp chi tiết các phương pháp, công cụ và kĩ thuật phân tích, phát hiện Malware như so trùng chữ kí, kiểm tra trong môi trường ảo hóa, kiểm tra bằng Model Checking, static analysis, dynamic analys và phương pháp lai ghép.
- Xác định phương án, cách thức xử lý mã độc hại.
Đối tượng tham gia khóa học
- Chuyên viên phân tích mã độc.
- Chuyên viên bảo mật.
- Các cá nhân yêu thích và muốn tìm hiểu về bảo mật, đặc biệt về mã độc.
- Sinh viên
- Những cá nhân đam mê và muốn tìm hiểu về bảo mật
Điều kiện tham gia khóa học
- Các kiến thức cơ bản về hoạt động của hệ điều hành.
- Các kiến thức cơ bản về kiến trúc máy tính
- Khái niệm cơ bản về bảo mật.
- Lập trình C/ASM cơ bản.
Nội dung khóa học
Khóa học gồm 11 phần
1. Module 01: Tổng quan về Malware
- Giới thiệu Malware
- Phân loại Malware
- Các kĩ thuật lây nhiễm và phá hoại trong Malware.
- Tổng quan các kĩ thuật phát hiện Malware
2. Module 02: Tổng quan Hệ Điều Hành
- Kiến trúc máy tính
- Các thành phần của Hệ điều hành
- Tìm hiểu về User Mode và Kernel Mode trong Hệ điều hành
- Tổng quan về APIs của hệ thống
- Quản lý bộ nhớ
- Quản lý tiến trình
- Quản lý File
- Quản lý Windows I/O.
3. Module 03: Ngôn ngữ Asembly
- Tổng quan về ngôn ngữ Assembly
- Thanh ghi, bộ nhớ, cờ, stack
- Tập lệnh Assembly Language.
- Tập lệnh APIs của Windows
4. Module 04: Cấu trúc Windows PE Format
- Cấu trúc cơ bản Portable Executable.
- Thành phần DOS Header.
- Thành phần PE Header.
- Thành phần Section Table: Code, Data.
- So sánh Virtual address (VA) và Relative Virtual Address (RVA).
- Thành phần Offset.
5. Module 05: Thiết lập Môi trường phân tích Malware
- Tìm hiểu về Virtual Machine .
- Tổng quan các công cụ trong phân tích Windows Malware.
- Bảo vệ giữa Virtual System và Host System.
6. Module 06: Kĩ thuật phân tích tĩnh trong Malware
- Kĩ thuật quét trong Anti-Virus.
- Kĩ thuật Hashing: chữ kí số của Malware.
- Tổng quan phân tích PE file Headers
- Tổng quan phân tích Sections.
- Những hạn chế của Phân tích tĩnh
7. Module 07: Kĩ thuật phân tích động trong Malware
- Thực thi Malware trong môi trường Sandbox.
- Phân tích hoạt động của Malware.
- Phân tích thay đổi trong Registry.
- Phân tích Network Traffic.
- Những hạn chế của phân tích động
- Kĩ thuật Hybrid: kết hợp phân tích tĩnh và động
8. Module 08: Kĩ thuật Model Checking trong phân tích Malware
- Tổng quan về Model Checking
- Kĩ thuật xây dựng Model
- Tổng quan CTL/LTL
- Tổng quan Model Checker Tool
- Phân tích Malware với Model Checking
9. Module 09: Chuyên sâu các công cụ trong phân tích Malware
- Giới thiệu Ollydbg.
- Các plugins trong Ollydbg.
- Phân tích Malware với Ollydbg.
- Giới thiệu IDA Pro.
- Phân tích Malware với IDA Pro.
- Phân tích Malware với kĩ thuật Model Checking
10. Module 10: Packers và Kĩ thuật Unpacking
- Tổng quan về Packers
- Các kĩ thuật trong Packer.
- Anti Debugging.
- Anti Disassembly.
- Anti Virtualization.
- Kĩ thuật Unpacking
- Phân tích Malware đa lớp (multilayer)
11. Module 11: Phân tích Malicious Document
- Cấu trúc PDF và Microsoft Office Document.
- Lỗ hổng trong PDF và Office Documents.
- Một số tool phân tích Malware trong Documents
- Phân tích Malicious Documents
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)