Một số vấn đề còn băn khoăn khi bắt tay vào biên soạn giáo trình.
1. Căn cứ biên soạn
- Dựa vào quyết định của nhà trường?
- Dựa vào tâm huyết của cá nhân?
2. Mục đích biên soạn, phục vụ đối tượng nào?
- Giữa các đối tượng khác nhau thì nội dung, hình thức của giáo trình có khác nhau không?
3. Nguồn tài liệu tham khảo, lấy ở đâu ra? Kinh nghiệm chọn từ khóa khi tìm kiếm tài liệu tham khảo?
4. Cấu trúc 1 giáo trình
- Dựa trên cấu trúc của nước ngoài... Ví dụ
- Dựa trên cấu trúc của 1 số trường ở việt nam... Ví dụ
- Đánh giá, ưu nhược điểm ---> Học cách viết theo cấu trúc nào?
5. Cấu trúc 1 chương được viết ra sao?
- Lấy ví dụ tài liệu nước ngoài
- Lấy ví dụ tài liệu trong nước
- Đánh giá ưu nhược điểm và => Cách viết theo cấu trúc nào là tốt.
6. Theo cấu trúc chung của nội dung kiến thức dạy học, chúng ta thấy rằng các mạch kiến thức tăng dần về độ chi tiết và sự mở rộng, nhưng cốt lõi chính vẫn là chương trình đào tạo chung của ngành (chuyên ngành) đào tạo, lược đồ sau thể hiện sự mở rộng kiến thức tăng dần, nhưng phải đảm bảo lõi của vấn đề.
Chương trình đào tạo>>Chương trình chi tiết đào tạo từng học phần>>Giáo án dạy học>>Tài liệu dạy học>>Giáo trình>> Sách tham khảo.
Lược đồ trên có thể vẽ theo đường tròn đồng tâm, thể hiện lõi là chương trình đào tạo ở giữa.
KL: Giáo trình có thể mở rộng hơn so với chương trình chi tiết đào tạo của môn học, tuy nhiên không nên mở rộng quá xa, vì dẫn đến xa rời về mục đích biên soạn, và đối tượng phục vụ.
7. Đoạn văn trong giáo trình thường có cấu trúc ra sao? Tại sao nói trong các đoạn văn, câu đầu tiên của đoạn văn là câu quan trọng nhất, nó mang trọn nghĩa đầy đủ đoạn văn cần diễn đạt?
8. Cách viết mở đầu như thế nào?
9. Cách viết giới thiệu như thế nào ở từng chương?
10. Tỷ lệ, số lượng bài tập sau từng chương như thế nào là đủ?
11. Có mối quan hệ nào giữa kinh nghiệm dạy học, năng lực nghiên cứu khoa học ảnh hưởng đến kỹ năng viết giáo trình hay không? Nếu có lý giải tại sao?
12. Khái niệm và định nghĩa khác nhau như thế nào?
13. Khi viết tổng quan về 1 vấn đề gì đó thì viết những cái gì là phù hợp và đủ. Chẳng hạn như: khái niệm, phân loại, lịch sử phát triển, lĩnh vực nghiên cứu, hướng phát triển,...
14. Trích dẫn như thế nào? Khi nào thì trích nguyên văn, khi nào thì trích theo tài liệu thì công thức là....?
15. Khi nào thì viết từ tiếng việt có kèm theo từ tiếng Anh? Theo kinh nghiệm hay theo 1 quy định nào?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét