Thứ Sáu, 28 tháng 11, 2014

Gã ăn mày và cậu ấm lái xe Rolls Royce

Từ một cuộc đối thoại ngắn giữa ông lão ăn mày và đại gia ngồi trên chiếc Rolls Royce, người ta có thể nhận ra không ít bài học ý nghĩa trong đó. Một anh chàng trẻ tuổi giàu có lái một chiếc xe sang trọng hiệu Rolls Royce đang dừng ở ngã tư để chờ đèn đỏ. Đúng lúc đó có một người đàn ông đến gần chiếc xe của anh ta, gõ vào chiếc cửa kính ô tô, van xin: “Làm ơn cho tôi xin ít tiền! Tôi nhịn đói mấy hôm nay rồi”. Người thanh niên kéo cửa kính xuống và lên tiếng: “Tôi cho ông một điếu thuốc nhé, trên xe tôi có thuốc lá rất ngon.” Người ăn xin nài nỉ: “Tôi không hút thuốc, cho tôi ít tiền đi”. Người thanh niên lại nói: “Vậy ông uống rượu nhé, trên xe tôi có loại rượu tốt nhất trên thế giới.” –“Không, tôi không uống rượu, cho tôi tiền, tôi cần tiền.” Người thanh niên kiên nhẫn: “Hay thế này nhé, tôi đưa ông đến một sòng bạc gần đây, ông giúp tôi chơi một ván; nếu thắng thì tiền sẽ là của ông, nếu thua thì tôi chịu. Được chứ?” –“Tôi không biết cược bài bạc, tôi cần tiền.” “Thế thì đi mát xa, tôi sẽ giúp ông hưởng thụ một chút hương vị cuộc sống, chi phí tôi bao tất, đồng ý chưa?” –“Không, tôi không thích đi, xin cho tôi tiền”. Chàng thanh niên dần hết nhẫn nại nhìn người ăn xin: “Vậy ông lên xe đi, tôi đưa ông về nhà tôi, để vợ tôi xem xem tại sao một người đàn ông không hút thuốc, không uống rượu, không bài bạc, cũng không chơi bời lung tung lại biến thành bộ dạng như thế này?” Lúc này người ăn xin mới thấy xấu hổ, quay lưng bước đi. Bài học rút ra từ câu chuyện:

1. Người đàn ông không chịu cố gắng sẽ chỉ có 2 kết cục, một là đến loại thuốc lá tầm thường nhất cũng không được hút, hai là chỉ có thể nai lưng ra làm những công việc chân tay nặng nhọc. Người phụ nữ không biết cố gắng cũng sẽ có hai kết thúc, quần áo rẻ tiền nhất cũng không có tiền mua, và cũng không bao giờ biết cảm giác đi chợ là gì. (Phải biết phấn đấu).

2. Đừng bao giờ hy vọng rằng người khác sẽ bố thí cho bạn bất kì đồng tiền nào, vì tiền đối với mỗi người trên thế giới đều không bao giờ là đủ. Người có ít tiền sẽ muốn làm 2 chuyện, người có nhiều tiền muốn làm 20 chuyện; không có ai thừa tiền để cho bạn hàng ngày. (Học cách tự mình vươn lên).

3. Bạn bè dang tay giúp đỡ là một việc đáng để biết ơn, không thể giúp đỡ cũng không nên trách cứ, càng không nên nuôi hận trong lòng. Không phải ai cũng có khả năng cưu mang bạn suốt đời. (Học cách thấu hiểu).

4. Phải ghi nhớ một điều rằng không phải lúc nào bạn gặp khó khăn cũng có người bên cạnh giúp đỡ, những lúc như thế bạn càng phải mạnh mẽ lên, độc lập tự giải quyết, kiên cường bước tiếp, dũng cảm đối mặt với mọi hiểm nguy. (Học cách mạnh mẽ).

5. Đừng bao giờ nhìn vẻ bề ngoài của người khác để kết bạn, sự giàu có của họ không liên quan gì tới một xu của bạn. Có thể cả gia tài của họ đáng giá hàng tỉ đồng nhưng khi bạn không còn cơm ăn họ sẽ chỉ cho bạn một chiếc bánh mì. (Học cách không phân biệt giàu nghèo).

6. Đừng chỉ vì sự giàu có về tiền bạc mà quên đi những hạnh phúc trong tâm hồn. Sẽ có một ngày bạn nhận ra, những bạn bè giàu có có thể cùng bạn ăn chơi nhảy múa, đưa bạn đi hết quán xá này đến cửa tiệm nọ, nhưng họ cũng có thể lôi bạn vào xã hội phức tạp, nơi mà đồng tiền là thước đo của mọi giá trị. Và rồi khi đó bạn sẽ cảm thấy cô đơn vì không có ai ngốc nghếch cười cùng bạn, không có ai cùng bạn chạy dưới những cơn mưa mà thấy đời sao yên bình quá. (Học cách biết người biết ta).

7. Bạn có thể tin vào một tình yêu chân thành thực sự tồn tại trên thế giới, nhưng đừng bao giờ hy vọng rằng tình yêu mãnh liệt đó sẽ đến với bạn, nó chỉ xảy ra với Ngưu Lang – Chức Nữ, với Lương Sơn Bá-Trúc Anh Đài thôi. Bởi vì tất cả họ đều nguyện chết vì tình yêu, còn chúng ta thì lại muốn sống thật lâu. (Học cách trân trọng những gì bạn có). 8. Không cần biết bạn kết hôn vì mục đích gì, nhưng chỉ cần bạn có con thì nhất định phải yêu gia đình mình. Cho dù gia đình bạn có lạnh lẽo đến đâu thì bạn vẫn có nghĩa vụ khiến nó ấm áp lên, bởi vì bạn đang mang trên mình vai trò “cha mẹ”. (Học cách gánh vác trách nhiệm).

9. Tuổi trẻ của chúng ta qua đi rất nhanh, chúng ta mãi mãi không bao giờ có thể chống lại được tạo hóa, tuổi càng cao thì nếp nhăn trên trán càng nhiều; nhưng nhờ dòng chảy không ngừng đó của thời gian, chúng ta có thể mài giũa tâm hồn, như viên ngọc trai càng mài càng sáng. (Học cách trưởng thành).

Chỉ một câu chuyện nhỏ thôi cũng khiến chúng ta hiểu được rằng, trên thế giới không có bữa cơm nào là miễn phí cả, phải biết tự mình cố gắng, tự phấn đấu vươn lên thì đồng tiền đó mới thật sự có ý nghĩa.

Hệ thống camera giám sát giao thông tại VN

Đường link : http://automation.net.vn/Cong-nghe-Ung-dung/He-thong-camera-thong-minh-phuc-vu-giam-sat-dieu-khien-giao-thong-tai-Viet-Nam.html

Với sự phát triển của công nghệ cao hình ảnh số độ phân giải cao qua mạng IP, việc theo dõi an ninh và điều khiển giao thông thông minh qua dữ liệu hình ảnh quan trắc tự động ngày càng phát triển, phổ dụng và thay thế các phương pháp thủ công truyền thống. Bài báo đề cập đến các kết quả nghiên cứu và triển khai mới giải pháp lắp đặt mạng lưới camera và hệ thống xử lý hình ảnh thông minh trong điều khiển giao thông và giám sát an ninh tự động do Công ty Phần mềm Tự động Điều khiển CadPro thực hiện, một phần được tài trợ bởi Dự án sản xuất thử nghiệm KC03.DA06/11-15.

1. Giới thiệu chung

Để có thể thực hiện được các tác vụ giám sát phát hiện sự cố, thu thập số liệu vận hành và điều khiển thông minh dòng chảy giao thông trên toàn bộ mọi mặt cắt của mạng lưới đường sá với hàng triệu lượt phương tiện - sự kiện mỗi ngày, hệ thống tự động thu thập và phân tích thông tin giao thông thời gian thực là chìa khóa cho mọi hệ thống ITS sẽ được triển khai. Trước đây, thông tin giao thông thường được thu thập qua 2 phương pháp: 

Thu thập thủ công, thông qua mạng lưới camera truyền hình từ các mặt cắt và nút giao quan trọng về trung tâm điều khiển giao thông, hiển thị trên lưới màn hình khổ lớn và các màn hình trạm làm việc để nhân viên trực theo dõi, đưa ra các cảnh báo, thông báo điều động phản ứng giải tỏa các sự cố xảy ra trong mạng lưới. 

Thu thập thông tin tự động, thông qua các cảm biến điện tử đặt trên mặt đường như vòng loop, cảm biến siêu âm, cảm biến hồng ngoại để đo đếm lưu lượng phương tiện tham gia giao thông qua các mặt cắt, qua đó có thể có những hệ thống xử lý thông tin tự động tại trung tâm điều hành ra các quyết định thay đổi chiến lược điều khiển tín hiệu đèn giao thông hoặc thông báo chỉ dẫn điện tử phân luồng, điều khiển dòng chảy giao thông. 

Nguyên nhân chính của việc sử dụng camera chỉ với tính năng ghi hình và hiển thị trung tâm theo dõi tập trung trong các hệ thống giám sát giao thông là do khi đó các camera thu hình độ phân giải cao chưa được phổ biến và có giá thành đắt. Mặt khác, việc phát triển các phần mềm xử lý hình ảnh độ phân giải cao với định dạng nén truyền thông mạng cũng là một lĩnh vực rất mới còn đang giai đoạn nghiên cứu phát triển, chưa có các sản phẩm hoàn chỉnh thay thế được hệ thống cũ với tỷ số hiệu quả trên giá đầu tư hợp lý. 

CadProTMS là hệ thống sản phẩm phần mềm do Công ty Cổ phần phần mềm - Tự động hóa - Thiết kế (CadPro JSC) đã đầu tư nhiều năm nghiên cứu phát triển đã tạo ra một giải pháp sử dụng các camera IP độ phân giải cao phục vụ giám sát điều khiển giao thông. Các tính năng thông minh của hệ thống được xây dựng dựa trên việc thu thập dữ liệu tự động nhờ các thuật toán xử lý hình ảnh thu nhận được từ các camera. Hệ thống phần mềm được triển khai cùng với các thiết kế tích hợp thiết bị và lắp đặt tại hiện trường đã tạo ra nhiều hệ thống được ứng dụng hiệu quả trong thực tiễn như Trung tâm điều khiển đèn tín hiệu giao thông thành phố Hà Nội, Hệ thống giám sát và xử lý vi phạm giao thông bằng hình ảnh tại Cục Cảnh sát giao thông Đường bộ và Đường sắt (C67), Trung tâm Điều hành giao thông đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, Hệ thống giám sát số thu phí trạm Bãi Cháy và Hoàng Mai. 

CadProTMS là một sản phẩm công nghệ cao có thể thay thế các giải pháp đầu tư rất đắt tiền từ nước ngoài. Không chỉ tiết kiệm chi phí, hệ thống còn có những tính năng riêng biệt phù hợp với nhu cầu thực tiễn nghiệp vụ tại Việt Nam. Các camera IP đã được sử dụng thay thế các công nghệ thiết bị dễ hỏng, đòi hỏi chi phí bảo dưỡng bảo trì cao như vòng từ, cảm biến hiện trường lắp đặt trên nền đường để giám sát giao thông. 
Hình 1: Kiến trúc tổng thể hệ thống CadProTMS


2. Kiến trúc tổng thể hệ thống

Hình 1 thể hiện mô hình kiến trúc tổng thể của hệ thống. Hệ thống được thiết kế dưới dạng mạng xử lý dữ liệu phân tán, nhiều tầng, trong đó cơ sở dữ liệu (CSDL) trung tâm đóng vai trò đồng bộ dữ liệu cho nhiều hệ thống xử lý cập nhật cũng như nhiều người dùng truy cập khai thác thông tin. Các tầng trong kiến trúc hệ thống tổng thể bao gồm:


  • Tầng thiết bị hiện trường 
  • Tầng mạng truyền dẫn dữ liệu 
  • Tầng dịch vụ CSDL và xử lý trung tâm 
  • Tầng người dùng khai thác và điều khiển 


2.1. Tầng thiết bị hiện trường 

Hệ thống CadProTMS lấy camera độ phân giải cao IP làm đối tượng chính để làm nguồn thu thập thông tin thời gian thực. Thiết bị hiện trường phục vụ cho camera hoạt động thu thập thông tin tự động bao gồm các thành phần dưới đây. 

1. Loại hình camera được tích hợp trong hệ thống CadProTMS là kết quả nghiên cứu chiều sâu trong nhiều năm các tính năng kỹ thuật, lựa chọn tối ưu giữa hiệu năng và giá cả để tạo ra hệ thống có giá trị ứng dụng cao nhất. Chỉ cần sử dụng một camera IP, hệ thống CadProTMS hỗ trợ cho người sử dụng các tính năng sau: 

Quan sát hình ảnh giao thông đồng thời ở nhiều khung nhìn khác nhau. Một camera IP cho phép tạo ra một vài camera ảo độ phân giải 640x480 để quan sát 2 chiều đường cao tốc với mặt cắt đến 30m chiều ngang và 1km chiều dài.

Đếm lưu lượng, phân loại phương tiện, đo tốc độ, cảnh báo sự cố, vi phạm: mọi phương tiện đi qua các vòng từ ảo trên camera đều được nhận dạng, đo tốc độ, phân loại theo kích cỡ. Từ các dữ liệu trên, các cảnh báo được gửi về trung tâm theo thời gian thực như: tốc độ dòng chảy, ùn tắc, tai nạn, xe dừng tại vị trí cấm dừng đỗ, xe máy người đi bộ vào đường cao tốc, có vật thể rơi tạo chướng ngại trên đường, xe đi sai làn… 

Nhận dạng biển số và đo tốc độ xử lý vi phạm: Mọi phương tiện đi qua mặt cắt từ 15m đến 40m đến chân cột camera đều được nhận dạng biển số, đo tốc độ với độ chính xác đến ±3Km/h trong dải tốc độ đến 150km/h (hình 2) 


Hình 2. Kiểm soát phương tiện qua nhận dạng biển số trên đường cao tốc 

2. Các thiết bị phụ trợ cho camera như đèn chiếu hồng ngoại thông minh, tự động điều tiết công suất khi có chuyển động ban đêm, các phần mềm và cổng đồng bộ chế độ hồng ngoại/màu của camera với sự kiện thay đổi công suất đèn là sản phẩm nghiên cứu chế tạo bởi CadPro khác biệt với các thiết bị hiện có trên thế giới. 

3. Đặc thù của ứng dụng xử lý hình ảnh trong giám sát giao thông là cần luồng dữ liệu video độ phân giải cao và số lượng khung hình lớn. Mỗi camera cần tối thiểu băng thông dữ liệu 20Mbps để truyền tới hệ thống xử lý dữ liệu tự động. Mặt khác, do vị trí lắp đặt và công nghệ truyền thông không cho phép tạo lập các kết nối từ hiện trường về trung tâm, và thông thường một hệ thống giám sát video có từ vài trăm (đoạn đường cao tốc) đến hàng ngàn camera (mạng giao thông thành phố), mô hình xử lý dữ liệu tập trung là không khả thi trong thực tế. Dữ liệu video được xử lý nhận dạng tự động, phát hiện sự kiện cần quan tâm cho mục đích giám sát và điều khiển, sau đó được truyền về trung tâm chỉ các thông tin có ích. Máy tính nhúng với công nghệ vi xử lý tốc độ cao (dualcore 1.7GHz), tiết kiệm năng lượng (5V, max 10W), chịu nhiệt độ, độ ẩm và bụi bẩn ngoài đường giao thông cùng với phần mềm cài đặt nhúng trong là sản phẩm nghiên cứu và tích hợp của CadProTMS.

4. Để kéo được điện lưới đến các điểm cần thiết giám sát hiện trường có thể mất khoảng đầu tư lớn gấp nhiều lần mọi thành phần khác cộng lại. Do vậy CadPro đã nghiên cứu, thiết kế sản xuất thiết bị nạp và điều khiển điện năng lượng mặt trời thông minh với máy tính nhúng và phần mềm giám sát từ xa qua mạng IP. Thiết bị này có thể sử dụng trong các hệ thống cung cấp năng lượng mặt trời khác sẽ triển khai thay thế thiết bị phổ dụng đang nhập ngoại vào Việt Nam với tỷ số chất lượng/giá thành cao.

5. Một phần của giải pháp đang được tiến hành đăng ký bảo vệ sáng chế là phương pháp tính toán không gian để lắp đặt được một camera thực hiện được nhiệm vụ xử lý hình ảnh thu thập dữ liệu lưu lượng, tốc độ và nhận dạng biển số xe. Các tính toán toán học và mô hình chuyển đổi ba chiều về không gian hình ảnh đã được ứng dụng để xây dựng thiết kế kỹ thuật này.

2.2. Tầng truyền dẫn dữ liệu

Truyền dẫn dữ liệu giao thông thời gian thực là một mạng đòi hỏi tính công nghiệp, tin cậy, băng thông cực lớn và độ bao phủ địa lý rộng. Giải pháp mạng 3 lớp mạch vòng dự phòng hai hướng về trung tâm được thiết kế và tích hợp trong hệ thống CadProTMS. 

2.3. Tầng dịch vụ CSDL và xử lý trung tâm

Hệ thống thiết bị và phần mềm trung tâm điều hành giao thông đòi hỏi CSDL độ sẵn sàng cao, năng lực tính toán và dịch vụ mạnh, tính mở rộng không giới hạn về số lượng nguồn dữ liệu đầu vào (camera) và số lượng khai thác dữ liệu (các trạm nghiệp vụ tại trung tâm, các điểm khai thác dữ liệu trên mạng diện rộng, thông báo tình trạng hệ thống cho người điều hành hiện trường và tham gia giao thông…).

Đặc biệt, các tính toán đòi hỏi thuật toán và triển khai tính toán hiệu năng cao như cảnh báo, dự báo ùn tắc, tính toán điều khiển thiết lập các làn sóng xanh chuyển động qua các ngã tư thành phố theo các tuyến trục hoặc vành đai… cần được triển khai trên các cụm bó máy tính song song hiệu năng cao. Ngoài ra, các ứng dụng đặc thù theo yêu cầu thực tế Việt Nam có sự khác biệt với thế giới cần được xây dựng như tính lưu lượng giao thông hỗn tạp có mật độ cao để từ đó tối ưu hóa chiến lược điều khiển đèn giao thông trong khu vực đô thị. 

2.4. Tầng người dùng khai thác và điều khiển

Hệ thống CadProTMS cung cấp các giao tiếp người dùng cho mọi nhu cầu giám sát và điều khiển tại một trung tâm điều hành hoặc qua mạng Internet. Các giao diện người dùng chính bao gồm:

1. Giám sát điều khiển camera và thiết bị hiện trường trực tuyến qua giao diện WEB và bản đồ GIS: Các camera PTZ, tủ điều khiển đèn tín hiệu giao thông, bảng hiển thị tốc độ thay đổi được, bảng hiển thị thông tin điện tử, thiết bị điều khiển hiện trường được giám sát và điều khiển thời gian thực qua giao diện thuận tiện với người dùng, các sự cố, lựa chọn được hiển thị và điều khiển trên các bảng danh sách, trên biểu đồ duỗi thẳng hoặc trên nền bản đồ GIS nhiều lớp.

2. Hệ thống CadProTMS được tích hợp với giải pháp hiển thị thông tin trên tường màn hình khổ lớn (video wall). Phân hệ phần mềm điều khiển tường màn hình chạy trên bó máy tính là sản phẩm thay thế nhập khẩu mang lại giá trị gia tăng rất hiệu quả.

3. Giao diện trên máy tính nghiệp vụ phục vụ xử lý dữ liệu như giám sát thiết bị hiện trường, xử lý phạt nguội vi phạm trât tự an toàn giao thông, thông kê, phân tích số liệu phục vụ kế hoạch hóa bảo trì bảo dưỡng, quy hoạch mở mới hoặc phân luồng định tuyến giao thông…

3. Đánh giá các kết quả ứng dụng trong thực tiễn

Hệ thống phần mềm CadProTMS đã được triển khai vào nhiều loại hình ứng dụng thực tiễn khác nhau và đều đem lại hiệu quả rõ ràng về kinh tế và giá trị sử dụng.

1. Đầu tiên có thể kể tới hệ thống giám sát giao thông thông minh được triển khai đầu tiên ở Việt Nam tại Trung tâm điều hành đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình. Bắt đầu từ tháng 10/2013, hệ thống này đã được vận hành khai thác sử dụng chính thức và mang lại nhiều hiệu quả trong công tác giám sát điều hành giao thông. Các camera được lắp đặt để quan sát và đếm tự động lưu lượng xe trên dọc tuyến quốc lộ. Ngoài ra hệ thống cũng cho phép nhận dạng tự động biển số và đo tốc độ xe bằng camera. So với các hệ thống có tính năng tương tự do các nhà thầu ngoài xây dựng tại đường cao tốc HCM-Trung Lương và HCM-Long Thành-Dầu Giây thì giá thành hệ thống trong nước giảm tới 4-5 lần (hình 3).



Hình 3. Hệ thống xử lý vi phạm TTATGT tuyến QL1

2. Hệ thống CadProTMS đang được triển khai sử dụng trong dự án nâng cấp trung tâm điều khiển đèn tín hiệu và thiết bị ngoại vi của thành phố Hà Nội (hình 4). Đây là một hệ thống có quy mô rất lớn với tổng cộng khoảng 500 camera được quản lý trong dự án bao gồm 100 camera quan sát PTZ, 100 camera giám sát xử lý vi phạm giao thông và 300 camera đo đếm lưu lượng xe. Mạng lưới truyền thông kết nối camera được trải khắp trên phạm vi toàn bộ khu vực nội đô Hà Nội. Việc đo đếm lưu lượng giao thông tự động trong hệ thống giúp tối ưu hóa các làn sóng xanh trong điều khiển đèn tín hiệu để tăng cường hiệu quả lưu thông xe trên các tuyến giao thông huyết mạch trong Thành phố.

3. Trong năm 2012, hệ thống đã được triển khai ứng dụng vào mục đích giám sát xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông bằng hình ảnh trên tuyến Quốc lộ 1 đoạn Pháp Vân – Ninh Bình. Các camera đã được lắp đặt tại nhiều vị trí khác nhau để phát hiện thu thập tự động hình ảnh của các phương tiện vi phạm các lỗi như dừng đỗ xe sai quy định, xe đi sai làn đường, xe vượt đèn đỏ. Hệ thống đã được bàn giao cho lực lượng CSGT sử dụng và đem lại các kết quả tích cực trong giám sát xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông.

4. Đáp ứng nhu cầu cấp thiết của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, hệ thống CadProTMS đã được triển khai để thực hiện giám sát số thu phí xe đi qua hai trạm Bãi Cháy và Hoàng Mai. Mục đích sử dụng là để xác định chính xác số tiền mà Nhà nước phải hoàn trả cho các nhà đầu tư khi dỡ bỏ hai trạm thu phí trên. Hiệu quả của hệ thống đem lại rất rõ ràng khi tiết kiệm rất lớn chi phí phải trả cho nhân công thực hiện đếm xe thủ công, đồng thời chống được các gian lận do yếu tố con người. Từ khi áp dụng hệ thống tự động thì số tiền xác định mà Nhà nước cần hoàn trả giảm hẳn so với phương pháp thực hiện thủ công trước đó. 


Hình 4. Hệ thống camera giám sát giao thông TP. Hà Nội 

Phạm Hồng Quang, Nguyễn Hữu Tình, Bùi Phú Huy Công ty CP Phần mềm - Tự động hóa - Điều khiển CadPro Email: quang@cadpro.vn Tạ Tuấn Anh Trung tâm Tin học và Tính toán, Viện Hàn lâm KH và CN Việt Nam Email: ttanh@cic.vast.vn Số 164 (10/2014)♦Tạp chí tự động hóa ngày nay

Thứ Bảy, 22 tháng 11, 2014

Tổ chức một buổi hội thảo nghiệm thu đề cương như thế nào?

Bước 1. Chuẩn bị
Thư ký Hội thảo chuẩn bị những gì trước khi tiến hành hội thảo.

Bước 2. Thư ký hội thảo thực hiện

Sau khi thành phần Hội đồng ngồi đúng vị trí, đặc biệt là chủ tịch Hội đồng. Thư ký thực hiện:

1. Đọc Quyết định Hội đồng

2. Giới thiệu Chủ tịch Hội đồng chủ trì Hội thảo



Bước 3. Chủ tịch Hội đồng, thực hiện:

1. Thông qua và kiểm tra thành viên vắng mặt.

2. Đảm bảo đủ điều kiện để tiến hành hội thảo

3. Mục đích của Hội thảo

4. Phương pháp tiến hành, các điều kiện liên quan. Ví dụ như thời gian trình bày, thời gian đặt câu hỏi. Thư ký làm gì? Biên bản hội thảo sẽ được thông qua trước toàn bộ thành viên Hội đồng.



Bước 4. Hội thảo một đề cương chuyên đề:

1. Giới thiệu nhóm: tên nhóm, tên thành viên, tên chuyên đề, ai hướng dẫn.

2. Nhóm trình bày nội dung theo thời gian quy định (ví dụ 15 phút). Chủ tịch có thể nhắc nhở khi hết giờ. Nhắc lần 2 (quá 5 phút) thì dừng báo cáo.

3. Giới thiệu các thành viên nhận xét và đặt câu hỏi. Sau mỗi lần nhận xét và trả lời. chủ tịch có thể nhận xét và điều khiển định hướng làm rõ những vấn đề giữa người hỏi và người trả lời. Ý nói ở đây là lời bình để cho thư ký có thể tóm tắt ý chính vào biên bản.



Bước 5. Lặp lại bước 4 nếu còn nhóm. Nếu hết chuyển sang bước 6.



Bước 6. Hội đồng thảo luận và cho điểm đánh giá.



Bước 7. Thư ký và chủ tịch thông qua biên bản trước hội đồng (không có nhóm báo cáo). Và kết thúc phiên họp.



Bài ISI là gì? Đến bao giờ mình mới có bài ISI?

ISI là viết tắt của “Institute for Scientific Information”, Viện Thông tin Khoa học. Viện này do Eugene Garfield sáng lập vào năm 1960, sau này công ti Thomson mua lại và nay được biết đến như là Thomson Scientific, một bộ phận thương mại của tập đoàn Reuters. Đây là cơ sở dữ liệu phong phú với hơn 10.000 tài liệu được lựa chọn khách quan và có xử lý của các chuyên gia để phân loại theo các lĩnh vực, trong đó khoa học tự nhiên với hơn 7.100 tài liệu có từ năm 1900 đến nay, khoa học xã hội với hơn 2.100 tài liệu từ năm 1956, nghệ thuật và nhân văn với hơn 1.200 tài liệu từ năm 1975.

Đánh giá của ISI (Institute of Scientific Information) dựa trên hệ số tham khảo của các công bố khoa học cũng còn một số hạn chế, nhưng có lẽ cũng không hy vọng có một phương cách đánh giá nào hoàn hảo có thể thay thế ISI. Thực chất đánh giá của ISI không đơn thuần chỉ là thống kê đơn thuần mà dựa theo hệ số tham khảo, theo đó ISI đã xếp các tạp chí có hệ số tham khảo cao là các tạp chí có uy tín thuộc 2 danh sách là danh sách các tạp chí Scientific Citation Index (SCI) là những tạp chí có hệ số ảnh (impact factor) và danh sách mở rộng (Scientific Citation Index Expanded-SCIE) mặc dù không thống kê IF nhưng cũng thuộc danh sách tạp chí có uy tín. Thực tế danh sách xếp hạng ISI không chỉ là các tạp chí tiếng Anh mà cả các tạp chí công bố ngoài tiếng Anh, mặc dù không nhiều. Trong danh sách hàng chục ngàn tạp chí SCI và SCIE ngoài các các tạp chí xuất bản ở Mỹ, Anh cũng có khá nhiều tạp chí xuất bản ở các nước và khu vực khác nhau trên thế giới.

Tiêu chí đánh giá và thống kê của ISI đã được hầu hết các tổ chức KHCN (viện nghiên cứu, trường đại học) sử dụng làm nguồn tham khảo chính để đánh giá, xếp hạng năng lực nghiên cứu KHCN của một viện, một trường đại học hay một nước. Ngay cả các nhà khoa học ở các nước không nói tiếng Anh như Nga, Pháp Đức v.v. cũng chấp nhận các tiêu chí này. Hiện nay có khá nhiều tạp chí tiếng Anh xuất bản ở Nga có mặt trong danh sách SCI và SCIE. Ngay cả các nhà khoa học Nga nhận tài trợ của Quỹ Nghiên cứu Khoa học Nga (Russian Foundation for Basic Research-RFBR) cũng được khuyến khích có các công bố trên các tạp chí SCI.

Ở Việt Nam, số các nhà khoa học có bài ISI là rất ít. Có thể đếm được rõ ràng. Vậy làm sao để có bài ISI?

Chủ Nhật, 16 tháng 11, 2014

Viết mục tiêu bài giảng hay học phần như thế nào cho đúng?

Viết mục tiêu bài dạy/ học phần như thế nào cho đúng? Cùng với nội dung và phương pháp giảng dạy, mục tiêu giảng dạy là yếu tố không thể thiếu và có quan hệ chặt chẽ với các yếu tố khác trong quá trình dạy học. Tuy không phải là “xương sống” của một giáo án nhưng phần mục tiêu bài giảng có ý nghĩa quan trọng để làm nên thành công của tiết dạy. Một tiết giảng hay không chỉ căn cứ vào hoạt động của thầy và trò diễn ra như thế nào, sử dụng phương pháp và phương tiện gì mà điều cốt yếu là tiết giảng đó có đạt được mục tiêu đề ra hay không? Việc xác định không đúng hoặc không rõ ràng mục tiêu bài giảng thì khó mà dạy hay, dạy tốt; giáo viên và học sinh dễ lạc vào một “rừng tri thức” mà không biết đích đến. Vì vậy, xin trao đổi với quý thầy cô một vài nội dung liên quan đến vấn đề này như sau: 1. Mục tiêu bài giảng là gì? Mục tiêu nói chung là kết quả dự kiến cần đạt được sau khi thực hiện một hoạt động. Mục tiêu bài giảng có nhiều cách diễn đạt, chẳng hạn như: Mục tiêu dạy học là cái đích mà học sinh, sinh viên phải đạt được sau khi học; đó chính là “đích” cuối cùng mà cả thầy và trò đều phải hướng tới. Mục tiêu bài giảng là kết quả mà giáo viên mong muốn người học đạt được sau bài giảng. Mục tiêu bài giảng là tuyên bố về những gì mà người học phải hiểu rõ, phải nắm vững và phải làm được sau bài dạy của người thầy. Mục tiêu bài giảng nói về việc người học sẽ học như thế nào hoặc có khả năng làm được gì sau khi kết thúc một bài giảng. Như vậy, theo quan điểm “dạy học hướng vào học sinh, sinh viên” thì mục tiêu dạy học đề ra là hướng vào phía học sinh, sinh viên chứ không phải phía giáo viên. “Mục tiêu thực hiện là một lời phát biểu mô tả kết quả thực hiện đã dự định của học sinh vào cuối buổi dạy”. (Robert F. Mager, 1994) 2. Ý nghĩa của mục tiêu bài giảng Mục tiêu dạy học nói chung và bài giảng nói riêng có một ý nghĩa hết sức quan trọng. Nó định hướng và giúp giáo viên lập kế hoạch cho các hoạt động dạy học của mình và khi thực hiện, sẽ quyết định sự thành công hay thất bại của kế hoạch này. Nó còn định hướng cho việc tìm hiểu các tài liệu dạy học, là cơ sở xác định các kết quả học tập của học sinh, sinh viên và kiểm tra, đánh giá người học, người dạy cũng như giá trị của một bài giảng, một chương trình đào tạo. Không có tiết giảng nào hiệu quả mà lại thiếu mục tiêu bài giảng. Một bài học thiếu mục tiêu hoặc xác định mục tiêu không đúng, không rõ ràng giống như một chiếc thuyền ra khơi mà không xác định được đích đến hay người đi vào một khu rừng mà không biết mình đang đi đâu, không ý thức được bằng cách nào để đi đến đích và không biết được khi nào thì mình sẽ đến đích. Do đó, đối với giáo viên, một mục tiêu được xác định rõ ràng, đầy đủ, cụ thể và chính xác giúp giáo viên lựa chọn và sắp xếp nội dung bài giảng cho phù hợp. Mục tiêu bài giảng định hướng cho các bước tiếp theo trong kế hoạch bài dạy. Dựa trên mục tiêu, giáo viên lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học sao cho bài giảng có kết quả tốt nhất. Mục tiêu bài giảng còn là cơ sở để giáo viên xây dựng các câu hỏi, bài kiểm tra và các hình thức kiểm tra nhằm đánh giá được tình trạng nhận thức của học sinh, sinh viên, đo lường năng lực của học sinh, sinh viên sau tiết giảng hay sau một học phần. Mục tiêu bài giảng là căn cứ để giáo viên đánh giá được sự tiến bộ của học sinh, sinh viên đến mức nào theo chuẩn đã định, tạo niềm say mê, hứng thú nghề nghiệp và tinh thần trách nhiệm trong quá trình dạy học. Đối với học sinh, sinh viên, nắm được mục tiêu bài giảng mà giáo viên đặt ra sẽ giúp họ tự xác định cái đích mà mình cần hướng tới trong quá trình học môn học, bài học hay tiết học. Từ đó, học sinh, sinh viên biết lựa chọn tài liệu học tập, phương pháp học tập, tự tổ chức quá trình học tập của bản thân theo một định hướng rõ ràng nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra. Thực hiện được mục tiêu bài giảng sẽ phát triển được ở người học các năng lực trí tuệ, các phẩm chất tư duy, các kĩ năng hành động, hình thành thái độ và cả niềm say mê học tập đối với môn học. 3. Yêu cầu đối với mục tiêu bài giảng - Phải được diễn đạt theo yêu cầu của người học chứ không phải theo chức năng của người dạy. - Phải được diễn đạt bằng một động từ hành động đơn nghĩa (dễ hiểu và hiểu thống nhất như nhau) và tập trung vào kết quả. - Phải bao quát đủ cả 3 lĩnh vực chung của học tập đó là: kiến thức, kỹ năng, thái độ. - Phải thích đáng (quan trọng, thiết thực, phù hợp) và khả thi (có thể thực hiện được). - Phải phù hợp với đối tượng học sinh, sinh viên (đặc điểm tâm sinh lý, trình độ hiện có của học sinh, sinh viên). - Kết quả mong đợi của mục tiêu bài giảng phải được diễn tả dưới dạng hành vi có thể quan sát thấy được (có khả năng đo lường được), xác định được hoàn cảnh mà hành vi sẽ diễn ra cũng như thời gian và điều kiện thực hiện. 4. Kỹ thuật viết mục tiêu bài giảng Mục tiêu bài giảng phải viết dưới góc độ người học và bắt đầu bằng một động từ hành động tương ứng với các cấp độ nắm vững kiến thức và có bổ ngữ làm rõ nghĩa cho động từ đó. Không nên sử dụng các động từ chung chung không đo đạc được để viết mục tiêu. Mục tiêu có chức năng chỉ đạo cho việc thiết kế những giai đoạn tiếp sau của bài học. Do đó, việc lựa chọn các thuật ngữ hay mệnh đề chính xác để phát biểu mục tiêu là một kĩ thuật hết sức quan trọng, đòi hỏi giáo viên phải chú ý tích luỹ kinh nghiệm thực tế. Những cụm từ thường thấy trong các giáo án hiện nay như: nắm vững, nắm được, hiểu rõ, tìm kiếm, có khả năng, suy nghĩ, có kiến thức, trang bị cho học sinh… đều chưa phải là ngôn ngữ phát biểu mục tiêu học tập. Nên tránh lạm dụng những câu hay mệnh đề thừa trong mục tiêu bài giảng như: Học sinh cần nắm được..., Sau khi học bài này học sinh sẽ hiểu..., Bài này giúp học sinh nắm vững..., Học sinh có thể tìm ra... Đương nhiên, mục tiêu bài giảng phải được phát biểu với tư cách những kết quả mà học sinh cần đạt được, chứ không dành cho ai khác. Mở đầu mục tiêu bài giảng bao giờ cũng là “Sau khi học xong bài giảng (tiết giảng), học sinh, sinh viên có khả năng về “kiến thức”, “kỹ năng”, “thái độ”, trong đó : - Kiến thức: “Là thông tin được chứa trong não”. Các thông tin này có thể bao gồm: sự kiện thực tế; khái niệm; nguyên lý; quy trình; quá trình; cấu trúc,... Để viết được mục tiêu bài giảng lý thuyết về mặt kiến thức, cần nắm vững 6 mức độ kiến thức do Benjamin Bloom (nhà giáo dục hàng đầu ở Mỹ) đề xuất, từ đó có thể sử dụng các động từ sao cho phù hợp ứng với mỗi mức độ như sau: + Biết: Nhắc lại được, kể tên được, trình bày được, nêu được, điền vào, xác định, liệt kê, đặt tên, nhớ lại, nêu lên, kể ra, viết ra… Ví dụ: Có thể nhắc lại được định nghĩa cung, cầu + Hiểu: Diễn đạt được, báo cáo, sắp xếp, tính toán, lựa chọn, tóm tắt, khái quát hóa, xây dựng, chứng minh, phân biệt, minh họa, chọn lựa, giải thích được nội dung, mô tả được hình thức hay cấu trúc, phân tích được thành phần, so sánh được mức độ khác nhau hay giống nhau... Ví dụ: Cho A và B có thể làm được C. + Áp dụng: Thể hiện, ứng dụng, trình diễn, minh họa, bố trí, hoàn thành, áp dụng, liên hệ, giải quyết, so sánh, soạn thảo, thiết lập, xếp hạng, phát hiện được, tìm ra được,.... Ví dụ: Vận dụng quy luật đường cầu để tìm ra mối quan hệ giữa giá và sản lượng tiêu thụ. + Phân tích: Phân tích, phân hoá, phân loại, đánh giá, so sánh, tính toán, đối chiếu, phân biệt, tìm sự khác nhau, tách ra… Ví dụ: Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến cung, cầu. + Tổng hợp: Soạn thảo được, tổng kết, hệ thống, lập kế hoạch, thiết kế, bố trí, thiết lập, kết hợp, hình thành, lập kế hoạch, đề xuất, liên hệ… Ví dụ: Tổng hợp được các số liệu để viết một báo cáo hoặc thiết kế (vẽ) được một sơ đồ kế toán... + Đánh giá: Nhận xét được, đánh giá được, xếp hạng, so sánh, chọn lựa, định giá, cho điểm, lập luận, xác định giá trị, phê phán, nhận xét, bảo vệ, khẳng định… Ví dụ: Đánh giá một phương án thiết kế, một kế hoạch, một kết cấu... - Kỹ năng: "Là hoạt động quan sát được những phản ứng mà một người thực hiện nhằm đạt được mục đích". Kỹ năng được chia ra: kỹ năng nhận thức và kỹ năng thực hành. Giáo viên cần xác định rõ học sinh, sinh viên sẽ đạt được các kỹ năng gì sau khi học xong bài giảng. Cần sử dụng các động từ để mô tả mức kỹ năng cần đạt được từ đơn giản đến phức tạp, từ biết đến thực hiện thuần thục được một hành động hay một hành vi nào đó ở một trình độ nhất định (đúng mẫu, nhanh đến đâu, chính xác ở mức độ nào) như: kể được, vẽ được, thực hành được, thực hiện được, soạn thảo được, định khoản được, làm được, vận dụng được, lắp ráp được, vận hành được, sáng tác được, cải tiến được, thiết kế được, nhận biết được, tiến hành, hoàn thành, giải quyết vấn đề, thực hiện, quan sát, thu thập, sử dụng, đo lường, lập kế hoạch, chẩn đoán, chế biến, ước lượng, tập hợp, xây dựng, tổ chức, phân tích, xem xét, phát hiện, áp dụng, sử dụng, xử lý, đọc được đúng các… - Thái độ: “Là cảm nhận của con người và cách ứng xử của họ đối với một công việc nào đó”. Thái độ biểu hiện có thể mang tính chất cá nhân (thói quen) hoặc hành vi liên cá nhân, bao gồm 2 loại thái độ: thái độ quan sát được và thái độ không quan sát được. Giáo viên cần xác định rõ học sinh, sinh viên có thái độ như thế nào sau khi học xong bài giảng. Cần sử dụng các cụm từ để diễn tả các mức độ về thái độ như: qua tiết giảng hình thành được đức tính cẩn thận, trung thực, kiên trì, ý thức trách nhiệm trong công việc, ý thức và đạo đức nghề nghiệp, đoàn kết, nhận thức được, tôn trọng, chấp nhận, đồng tình, ủng hộ, yêu thích, phê phán, bác bỏ, hợp tác, phán xử, tuân thủ, thay đổi, hợp nhất, sửa đổi, tin tưởng, nghiêm túc, chủ động đề xuất, biết tiết kiệm, đảm bảo an toàn, phối hợp… Ví dụ: Khi dạy bài lý thuyết “Kế toán vốn bằng tiền” nằm trong học phần “Kế toán tài chính” chuyên ngành kế toán doanh nghiệp. Mục tiêu bài dạy ở cấp độ thấp theo B.J. Bloom có thể được viết như sau: - Kiến thức: Trình bày được nội dung các khoản vốn bằng tiền Kể tên những chứng từ cơ bản có liên quan khi kế toán vốn bằng tiền Vẽ và nhắc lại được nội dung, kết cấu của TK 111, TK 112, TK 113 - Kỹ năng: Định khoản và ghi chép được các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ sách kế toán có liên quan theo hình thức kế toán Nhật ký chung. - Thái độ: Tôn trọng các nguyên tắc kế toán vốn bằng tiền theo qui định hiện hành. Có thể khẳng định lại thêm một lần nữa rằng một bài giảng thành công phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó khâu chuẩn bị giáo án lên lớp là hết sức quan trọng. Mục tiêu bài giảng tuy không phải là phần trọng tâm của một giáo án, không lộ diện trong giờ lên lớp nhưng đó chính là cái “đích” cuối cùng mà cả thầy và trò đều phải hướng tới. Nó là sợi chỉ xuyên suốt trong việc dẫn đường chỉ lối để làm nên thành công của một tiết giảng. Vì thế, khi bắt tay vào công việc soạn giáo án lên lớp, giáo viên cần phải xác định đúng, cụ thể và rõ ràng mục tiêu bài giảng. Thật sai lầm nếu ta xem nhẹ phần việc này. Vì vậy, mỗi giáo viên nhà trường với niềm say mê và nhiệt huyết, hãy cố gắng để trau dồi chuyên môn, chuẩn bị kỹ và nắm chắc giáo án trước khi lên lớp để bài giảng của chúng ta ngày càng sinh động, cuốn hút và hứng thú hơn.

Thứ Bảy, 15 tháng 11, 2014

Xa khơi lyric

Nắng toả chiều nay Chiều toả nắng đôi bờ anh ơi Gió lộng buồm mây ươm chân trời Biển lặng sóng thuyền em dong khơi khoan giọng hò thương anh cách xa vời Kìa biển rộng con nục con măng lướt sóng chìm đôi bờ tung tăng Con chuồn còn bay nơi nơi con giăng chiều gọi bạn đường khơi Nắng toả chiều nay Thuyền về mái đọng chiều nay, nhìn phương Nam con nước vơi đầy thương nhớ, nhớ thương anh ơi! Ôi mênh mông sóng xô du thuyền ta xa bờ Âm vang tiếng hò nhịp chèo ta mong.... chờ Thuyền ra xa khơi đưa nhịp chèo nối liền Đường đi mù khơi mái chèo chung đôi miền ơ! Mênh mông biển khơi câu hò thương nhớ Vang về miền Nam quê ta biển dập dìu biển tâm tình biển nói lên lời sóng cả chung lứa đôi Biển nói lên giùm bao ngày thương nhớ biển ơi Nhớ thương cách rời ơi biển chiều nay Nhớ thương cách vời ôi biển chiều nay.

Tìm em chiều hội lim

Bâng khuâng trong gió, ai bâng khuâng ai đứng trong gió lạnh, gió lạnh chiều Hội Lim.Ai bâng khuâng mãi tìm trong chiều Hội Lim.

Em ở đâu? ở đâu? Để anh mãi đi tìm là em ở đâu? Ư hự ư là hội hư.

Tìm trong bao lời nói. Một tiếng nói ân tình. Tìm trong bao giọng hát. Điệu hát Cây trúc xinh.

Cây đu chao lệch trời. Gió thổi bời tóc rối. Sợi dây đàn lại nối, cho Quan họ trao duyên.

Tìm trong bao vành nón. Một dáng nón Ba tầm. Tìm trong bao tà áo. Một sắc áo Tứ thân.

Tiêng hát với nụ cười, đang gọi mùa xuân tới. Chiều xuống đầy, đầy núi. Anh mải mãi ơ tìm...

Trong gió Hội Lim, anh tìm ai, tìm ai ?

Anh mãi tìm em. Tìm em... trong Hội Lim.

Thứ Sáu, 14 tháng 11, 2014

Phải chăng xác suất thống kê là một vấn đề cơ bản của cơ sở toán cho tin?

Phải đọc lại thôi. Thật bất cập, ngày xưa mình dốt nhất môn này, giờ nó vẫn không tha cho mình.

Thứ Năm, 13 tháng 11, 2014

Bất cập, cần phải điều chỉnh

Topic này ghi lại những bất cập cần điểu chỉnh: 1. Đã dốt về văn bản lại làm đề thi văn bản. Chửi nó 1 trận cho bõ tức.

Thứ Bảy, 8 tháng 11, 2014

Thấm thía câu: Đi học một ngày đàng học một sàng khôn.

Trong cuộc sống, có những điều mà chúng ta chưa hề biết. Những kiến thức đơn giản thì hiển hiện xung quanh chúng ta, còn những điều mới lạ, hấp dẫn thì lại ẩn chứa trong xã hội. Chính vì vậy để có được kiến thức thì chúng ta phải biết tìm hiểu, học hỏi, khám phá. Đó cũng chính là ước nguyện của ông cha ta nên tục ngữ mới có câu rằng: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” Câu tục ngữ này mang hai vế đối xứng với nhau. “Một” đối với “một”, đó chính là hình thức đối xứng độc đáo. Câu tục ngữ này ý khuyên nhủ chúng ta hãy biết đi đây, đi đó để được ở mang, tích luỹ kiến thức, tầm nhìn về xã hội. “Ngày đàng” ở đây là một phép ẩn dụ. Nó không phải là con số cụ thể quy ước mà chỉ một khoảng thời gian mà chúng ta tiếp nhận những điều hay lẽ phải ngoài xã hội. Không chỉ vậy, ngụ ý của tác giả dân gian còn được bộc lộ rằng không phải bất kì cái mới mẻ nào cũng có thể tiếp nhận mà hãy chắt lọc, thấm hiểu để nhận ra sự mới mẻ nào có ích, sự mới mẻ nào có hại mà biết đường đề phòng tránh hay học tập. Điều đó được thể hiện qua từ “sàng khôn”. Không chỉ vậy câu tục ngữ này còn nói lên thế giới đa dạng và phong phú, nếu biết tiếp nhận nó một cách khéo léo thì kết quả thu được sẽ rất lớn. Thật vậy. Ngoài xã hội có rất nhiều những điều hấp dẫn đối với những người mới tiếp xúc. Đó là nơi văn minh, là nơi giao lưu học hỏi của các tầng lớp, cũng là nơi trao đổi , buôn bán, có nhiều loại hình nghệ thuật độc đáo, những công nghệ độc đáo, hay những kiến thức khoa học huyền bí. Từ những cách ăn nói ngoài xã hội đến những hình thức ứng xử, tất cả đều là kiến thức, được khoác nhiều bộ áo trên nhiều phương diện. Mặt tích cực không nhỏ nhưng mặt tiêu cực cũng không phải là ít. Những tệ nạn xã hội, những trò đùa lôi kéo sự đam mê của con người dẫn đến sự lu mờ về đạo đức, nhân phẩm. Có nhiều người mặc dù biết được tác hại của nó nhưng đã dấn chân vào rồi thì khó lòng rút ra được. Do đó ý thức của chúng ta trong việc tiếp nhận kiến thức tốt đẹp là hoàn toàn cần thiết. Ngày xưa, thời kì vật chất còn xơ xài, ông cha ta ăn vất vả cực nhọc nên ý thức đã nhận ra rằng sự học hỏi là thiết yếu trong việc thay đổi cuộc sống thêm tiến bộ, nhưng có mấy khi có điều kiện để vượt khỏi luỹ tre làng. Vì vậy đó là một ước vọng lớn lao của ông cha ta. Không chỉ thời bấy giờ mà ngày này, xã hội ngày một văn minh, đất nước đổi mới, con người đang bước sang kỉ nguyên hiện đại, yếu tố học hỏi là không thể không tồn tại. Để theo kịp những tiến bộ khoa học, con người cũng phải tìm hiểu, học tập lẫn nhau để xứng đáng là một phần tử của đất nước, xứng đáng là một con người văn minh, lịch sự. Chính những sự giàu đẹp của đất nước ngày một tăng cao đã là sự thúc giục trong ý thức học hỏi ngoài đời của mỗi con người. Trong tất cả các môi trường học tập thì dường như xã hội là một nơi sâu thẳm về kiến thức, là nơi chứng kiến biết bao kinh nghiệm của con người và cũng là kho tàng để chúng ta tích luỹ. Có biết bao nhiêu điều hay lẽ phải đang chờ chúng ta. Chắc chắn mỗi người đi ra ngoài xã hội đều vấp phải những trở ngại, khó khăn, nhưng chính những điều đó lại càng tăng thêm sức mạnh cho mỗi chúng ta. Tuy nhiên thì không phải học tập ngoài xã hội chỉ đơn thuần như vậy mà còn cần phải học khôn, học chọn lọc những tinh tuý, còn những điều tiêu cực thì lại là mặt trái để chúng ta biết tránh xa. Nói tóm lại câu tục ngữ trên khuyên răn chúng ta về cách mở rộng hiểu biết, mở rộng vồn kiến thức để tạo nên những thành quả vượt bậc và cách sống cao đẹp

Bộ tài liệu nghiên cứu

Nghiên cứu tài liệu là một trong những phương pháp kinh điển trong việc nghiên cứu một vấn đề gì đó. Giờ mình mới biết việc bỏ qua giai đoạn nghiên cứu tài liệu, tổng kết và tóm tắt tài liệu nghiên cứu là hết sức nguy hiểm trong quá trình nghiên cứu.

Dưới đây là bộ tài liệu dùng cho việc nghiên cứu của mình, sưu tập suốt 5 năm qua.

1. Phát triển giải thuật nhận diện biển báo giao thông dùng cho xe thông minh
2. Một kỹ thuật phát hiện, bám sát đối tượng và ứng dụng
3. Phát hiện đối tượng đột nhập bằng camera theo dõi (mục lục)
4. Ứng dụng cục bộ của dòng quang học để phân tích chuyển động cứng với không cứng
5. Phân loại và theo dõi mục tiêu chuyển động từ video thời gian thực

6. Mô hình hỗn hợp nền thích ứng đối với theo dõi thời gian thực
7. Hệ thống giám sát và theo dõi từ video
8. Phát hiện đối tượng chuyển động trong vùng không gian sử dụng kỹ thuật loại bỏ nền: bức tranh tổng quan
9. Tổng quan về Kỹ thuật trừ nền
10. Một thuật toán để ước lượng tốc độ trung bình giao thông sử dụng camera không hiệu chỉnh

11. Phân đoạn phương tiện trong Video giao thông
12. Mô hình nền không tham số đối với trừ nền
13. Phân loại đối tượng chuyển động cứng nhắc hoặc không cứng nhắc không liên quan 22

14. Automatic estimation of vehicle speed from uncalibrated video sequences 23

15. The robust estimation of multiple motions: Parametric and piecewisesmooth flow fields 24

16. Hệ thống theo dõi phương tiện dựa trên đặc trưng trong dãy video giao thông tắc nghẽn 25

17. Trích chọn đặc trưng từ hai ảnh liên tiếp để tái thiết đường khung 3D của phương tiện 26

18. Các thuật toán phân loại xe 30

19. Phát hiện, theo dõi và phân loại đối tượng chuyển động để giám sát video thông minh 32

20. Ước tính chuyển động dựa trên mô hình phân cấp 34

21. Phát hiện phương tiện để đếm lượng giao thông sử dụng thư viện OpenCV 36

22. A Method for Vehicle Count in the Presence of Multiple-Vehicle Occlusions in Traffic Images

23. Integrated Detection, Tracking and Recognition for IR Video-based Vehicle Classification 65

24. Detecting Moving Shadows: Formulation, Algorithms and Evaluation 78

25. A Video-based Vehicle Detection and Classification System for Real-time Traffic Data Collection Using Uncalibrated Video Cameras 80

26. Vision based vehicle counting and classification system 90

27. Automatic Traffic Surveillance System for Vision-Based Vehicle Recognition and Tracking 91

28. Image Object Detection Algorithm Based on Improved Gaussian Mixture Model 107

29. Efficient Vehicle Tracking and Classification for an Automated Traffic Surveillance System 118

30. Video-Based Rendering Of Traffic Sequences


31. Real-Time Detection and Tracking of Vehicle Base Fronts for Measuring Traffic Counts and Speeds on Highways 122

32. Vehicle Recognition Using Curvelet Transform and SVM 124 33. Vehicle detection combining gradient analysis and AdaBoost classification. 124

34. Vehicle class recognition using 3D CG models 126

35. Thiết kế hệ thống nhận dạng lợi xe tự động thời gian thực và ứng dụng 127

36. Nhận dạng loại xe từ video dựa trên đầu dò đường cong 129

37. Nhận dạng phương tiện trong Video 129

38. Thu nhận và theo dõi mô hình thân người sử dụng dữ liệu Voxel 130

39. Traffic Video Segmentation Using Adaptive-K Gaussian Mixture Model 132

40. Statistic and Knowledge-based Moving Object Detection in Traffic Scenes 132

41. Robust techniques for background subtraction in urban traffic video 133

42. Robust Multiple Car Tracking with Occlusion Reasoning 134

43. Model-based object tracking in monocular image sequences of road traffic scenes 135

44. Recent Advanced Statistical Background Modeling for Foreground Detection - A Systematic Survey 136 45. Object Recognition with 3D Models 137

46. A Survey of Shape Feature Extraction Techniques 138

47. Thị giác máy tính: Các thuật toán và ứng dụng 140

48. Một phương pháp hiệu quả cho giám sát hình ảnh giao thông 141

49. Phát hiện phương tiện bị che khuất sử dụng mô hình biến dạng tổng quát 142

50. Bất biến tỷ lệ và bất biến dịch chuyển của moomen Legendre 143

51. Xấp xỉ hình dạng phương tiện từ chuyển động từ hệ thống giám sát hình ảnh giao thông 144

52. Cài đặt mô hình kim tự tháp của thuật toán Lucas Kanade để mô tả đặc trưng theo dõi 144

53. Moments and Moment Invariants in Pattern Recognition 146

54. Close range Camera calibration 148

55. A novel method for resolving vehicle occlusion in a monocular traffic-image sequence 149

56. Color-based Texture Image Segmentation for Vehicle Detection 150

57. Computer Vision 3D Model-based recognition 152

58. Các phương pháp khảo sát nhận dạng xe ô tô(Home) 153

59. Thiết kế hệ thống tự động nhận dạng loại xe trong thời gian thực và ứng dụng 155

60. Nhận dạng biển số xe từ dãy video giao thông(Mục lục) 161

61. Nhận dạng phương tiện trong ảnh video(Mục lục) 173

62. Nhận dạng lớp các phương tiện từ Video dựa trên máy dò đường cong 3D(Mục lục) 184

63.Nhận dạng lớp xe sử dụng mô hình đồ họa 3 chiều(Mục lục) 196

64. Nhận dạng phương tiện giao thông sử dụng biến đổi curvelet và SVM 203

65. Nhận dạng phương tiện bằng video camera(Mục lục) 210

66. Mô hình không tham số cho giảm trừ nền(Mục lục) 217

67. Giới thiệu một kỹ thuật xác định đối tượng chuyển động trong video giao thông. 230

68. Khung khai phá dữ liệu đa phương tiện cho dãy video tự nhiên(mục lục) 238

69. Khai phá dữ liệu đối với dãy video giao thông 247

70. Contour Detection, Image and Video Segmentation 251

71. Image segmentation techniques & applications 256

72. Slide về phát hiện chuyển động. MotionDetection 256

Thứ Ba, 4 tháng 11, 2014

20 điều tuyệt đối kiêng kỵ về tâm linh để tránh bất trắc

Những điều tưởng như bình thường vô hại nhưng nhất thiết phải tránh để không gặp phải những điều bất trắc trong cuộc sống. 1. Đi đường nếu gặp tiền lẻ hay những vật dụng cá nhân của người khác không nên lượm lặt dù là mục đích gì. Vì sao : Thông thường 1 số người đang gặp hạn người ta giải hạn bằng cách vứt bỏ những thứ ấy xem như vứt bỏ cái xui của họ, nếu mình nhận lấy thì sẽ lãnh lại cho họ. 2. Khi đi ngang những con sông,suối,ao,hồ không rõ nguồn gốc tuyệt đối ko nên vứt đồ cá nhân mình xuống, nếu vô tình bị rớt mà có thể lấy lại được thì nên lấy lại => Vì bỏ lại sẽ dễ mắc duyên âm, nếu tại nơi đó có vong. 3. Đặc biệt với con gái, phụ nữ nên Hạn Chế để quần áo ngoài trời vào ban đêm, đặc biệt là đồ “nhỏ” => Dễ mắc duyên âm 4. Lúc ngủ ko nên quay chân ra cửa ( tư thế dành cho người chết) hay quay chân vào bàn thờ (bất kính với bề trên). kieng ky 1 5. Không may vá, mua đinh, chải tóc, soi gương vào ban đêm. May vá, mua đinh => Mang điềm xui tang tốc đến. Chải tóc,soi gương => dễ bị vong theo. 6. Tránh tiếp xúc chơi bùa ngãi nếu ko hiểu thấu đáo nên ko nên uống các loại Bùa mà các “Thầy Pháp” ban cho. 7. Người ko quen thân thì đừng tiết lộ ngày tháng năm sinh, giờ sinh, tên tuổi cho họ biết. 8. Nhà có con nhỏ ko nên cho bé đi viếng nghĩa trang hay dự tang lễ 9. Nhà có người mất nên đi xem giờ để tránh trúng giờ độc gây ra hiện tượng trùng tang 10. Thực hiện làm ăn hay làm những việc mang tính chất đại sự nên xem ngày để tránh nhằm vào ngày Tam Nương => Tan nát, bất thành. 11. Đi trên đường trời tối nên tránh đùa giỡn, gọi tên nhau lớn tiếng và nhắc đến ma quỷ. 12. Khi ăn uống nên hạn chế gõ, khua chén đũa => gọi ma quỷ. 13. Vào nghĩa trang không nên bình phẩm, chê khen ảnh, tên, bia mộ người đã khuất. 14. Với các bạn nữ vào những ngày “ấy” không nên đi đến những nơi linh thiêng, xem bói và không nên qua lại trước bàn thờ 15. Nếu đi đường khuya vắng không thấy người mà nghe tiếng gọi tên mình thì đừng trả lời. kieng ky 2 16. Đừng bao giờ thề thốt hay hứa hẹn với người đã chết rồi không làm => người đã khuất đi theo. 17. Tuyệt đối không nên tắm ở những ao, hồ, sông suối đã có tai nạn chết người => dễ bị vong bắt theo. 18. Nếu hái lộc xuân nên chọn những cây nhỏ chớ nên hái ở những cây cổ thụ um tùm, gần đền, chùa miếu,… 19. Khi đi dự đám tang về nên hơ người bằng lửa ấm, thay quần áo và hạn chế tiếp xúc với trẻ nhỏ. 20. Đi đường gặp tai nạn thì không nên trầm trồ bình luận, nếu đã không giúp đỡ, không phận sự thì nên im lặng. (Theo Pose