1. Đoạn văn là gì?
Đoạn văn
là một bộ phận của văn bản. Mỗi đoạn văn của một văn bản có tính độc lập tương
đối. Nếu tách đoạn văn ra khỏi văn bản thì đoạn văn đó có tư cách như một văn bản
nhỏ; còn đoạn văn nằm trong văn bản thì từng đoạn văn vẫn luôn luôn có sự liên
kết với các đoạn văn khác.
Về hình thức: Đoạn văn là tập hợp của nhiều câu
văn. Bắt đầu bằng chữ viết hoa đầu dòng và kết thúc bằng dấu chấm.
Về nội dung: Đoạn văn là một thành phần của bài
văn. Các câu trong đoạn phải liên kết với nhau, thống nhất về chủ đề, có câu chủ
đề. Nội dung đoạn phải thống nhất với chủ đề bài văn.
2. Câu văn là gì?
Câu văn là một bộ phận của đoạn văn. Trong một đoạn
văn, các câu văn phải liên kết chặt chẽ với nhau cả về nội dung và hình thức.
Các câu văn trong đoạn văn cần phải phục vụ chủ đề
chung của đoạn văn. Ví dụ, chuỗi câu sau không tạo thành đoạn văn vì mỗi câu
nói về một chủ đề riêng: “Mẹ Vân là bác sĩ. Quần áo ở cửa hàng này rất đẹp. Chiếc
ô tô đi nhanh”.
Các câu văn trong đoạn văn cần phải được sắp xếp
một cách hợp lý.Ví dụ, chuỗi câu sau cũng không tạo thành đoạn văn vì trật tự sắp
xếp không hợp lí: “Mẹ Vân là bác sĩ. Người Trang gặp đầu tiên là mẹ Vân. Trang
tìm đến nhà Vân. Bác làm việc ở thành phố”.
Ngoài sự liên kết về nội dung, giữa các câu trong
đoạn phải được liên kết bằng những dấu hiệu hình thức nhất định. Người ta thường
liên kết các câu bằng các phép liên kết như phép lặp (lặp từ ngữ), phép thế
(thay thế từ ngữ), phép nối (dùng từ ngữ để nối), phép liên tưởng,…
* Phép lặp:
- Ta có thể liên kết một câu với một câu đứng trước
nó bằng cách dùng bằng cách lặp lại trong câu ấy những từ ngữ đã xuất hiện ở
câu đứng trước nó. Ví dụ: Bé thích làm
kĩ sư giống bố và thích làm cô giáo giống mẹ. Lại có lúc bé thích làm bác sĩ để chữa bệnh cho ông ngoại.
- Khi sử dụng phép lặp cần lưu ý phối hợp với các
phép liên kết khác để tránh lặp lại từ ngữ quá nhiều, gây ấn tượng nặng nề. Ví
dụ câu sau tên riêng được viết lặp: "Páp- lốp nổi tiếng là người làm việc
nghiêm túc. Páp- lốp có thói quen làm việc rất thận trọng. Các thí nghiệm của
Páp- lốp thường được lặp lại rất nhiều lần…". Trong câu trên, có thể
thay thế Páp-lốp bằng từ "ông ấy" để đơn giản hóa câu. Lúc đó câu được
viết lại là "Páp- lốp nổi tiếng là người làm việc nghiêm túc. Ông ấy có
thói quen làm việc rất thận trọng. Các thí nghiệm của ông ấy thường được lặp lại
rất nhiều lần…".
* Phép thế :
Ta có thể liên kết một câu với một câu đứng trước
nó bằng cách dùng đại từ hoặc những từ ngữ đồng nghĩa thay thế cho các từ ngữ
đã dùng ở câu đứng trước. Việc sử dụng đại từ hoặc từ đồng nghĩa liên kết câu
làm cho cách diễn đạt thêm đa dạng, hấp dẫn.
Ví
dụ, ba từ "Sông Hương", "dòng sông", "Hương
Giang" đều chỉ về một dòng sông, được viết thay thế trong đoạn văn sau
đây: "Sông Hương là một bức tranh phong cảnh khổ dài mà mỗi đoạn, mỗi khúc
đều có vẻ đẹp riêng của nó. Cứ mỗi mùa hè tới, Hương Giang bỗng thay chiếc áo
xanh hằng ngày bằng thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường. Những đêm trăng
sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh rát vàng Sông Hương là một đặc ân
của thiên nhiên dành cho Huế".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét