Để
đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính,
trên cơ sở qui định của pháp luật, vừa qua chúng tôi đã biên soạn và Nhà Xuất
bản Tổng hợp TP.HCM đã phát hành quyển sách “Những điều cần biết về
thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính”. Trong quá trình
nghiên cứu áp dụng, nhiều độc giả đã hỏi chúng tôi về cách viết đơn vị đo lường
trong văn bản hành chính. Do đó, trong bài viết này, chúng tôi xin trình bày
tóm tắt 08 qui ước chung về cách viết đơn vị đo lường, đồng thời cũng sẽ trình
bày các ví dụ minh họa cho các qui ước này.
1. Các ký hiệu được
viết bằng chữ thường, ngoại trừ các ký hiệu lấy theo tên người. Tuy nhiên,
trong danh mục chính thức trong hệ thống đo lường quốc tế (SI) có một ngoại lệ
trong quy tắc viết hoa, đó là ký hiệu của lít, có thể viết là l hay L đều được
chấp nhận.
2. Các ký hiệu được
viết theo số ít. Ví dụ trong tiếng Anh phải viết là “25 kg” chứ không phải là
“25 kgs”. Trong tiếng Việt, điều này không ảnh hưởng gì do không có sự khác
nhau trong cách gọi theo số nhiều và số ít.
3. Các ký hiệu, dù là
viết tắt nhưng không có dấu chấm (.) ở cuối.
4. Được khuyến khích
sử dụng các ký hiệu theo kiểu viết Roman thường (ví dụ, m cho mét, L cho lít),
để có thể dễ dàng phân biệt với các ký hiệu của biến (tham số) trong toán học
và vật lý (ví dụ, m cho tham số khối lượng, l cho
tham số chiều dài).
5. Có một khoảng trắng
giữa số và ký hiệu: 2,21 kg, 7,3×102 m2.
Có một ngoại lệ trong trường hợp này: ký hiệu của góc phẳng như độ, phút và
giây (°, ′ và ″) được đặt liền ngay sau giá trị số mà không có khoảng trắng;
dấu % đặt liền ngay sau giá trị số mà không có khoảng trắng.
6. Ký hiệu cho các đơn
vị được suy ra từ các đơn vị đo khác bằng cách nhân chúng với nhau được kết nối
với nhau với một khoảng trắng hoặc một dấu chấm (·) ở giữa, ví dụ N m hay N·m.
7. Ký hiệu được tạo
thành do việc chia của hai đơn vị đo được kết nối với nhau bằng dấu gạch
chéo (/), hoặc được viết dưới dạng số mũ với lũy thừa âm, ví dụ “m/s”, hay
“m s-1” hay “m·s-1”
hoặc . Dấu gạch chéo không được sử dụng nếu như kết quả
là phức hợp, ví dụ
“kg·m-1·s-2“,
không phải là “kg/m·s²”.
8. Nếu không dùng tên
Việt hóa của các đơn vị nên viết mét, lít và gam thành metre, litre vàgram –
thay vì meter, liter và gramme.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét