1.
Khái niệm đam mê là gì?
Mỗi người sẽ
có một khái niệm khác nhau về niềm đam mê. Hiểu một cách nôm na nhất đó chính
là niềm yêu thích, khát khao theo đuổi đến cùng một lĩnh vực gì đó. Là động lực
để các bạn có thể cống hiến hết mình và tận dụng toàn bộ thế mạnh, sở trường của
mình để cống hiến cho lĩnh vực đó.
Nhiều người
nhầm lẫn giữa đam mê và ham mê. Đam mê chính là bắt tay vào hành động, có thể
hy sinh rất nhiều thứ vì lĩnh vực mình đang theo đuổi. Ham mê cũng bắt nguồn từ
niềm yêu thích nhưng thiên về việc hưởng thụ, nghỉ ngơi. Cả hai trạng thái này
đều mang lại cho bạn niềm vui vẻ, tuy nhiên, ham mê không tạo ra thành quả, còn
đam mê sẽ khiến cho bạn trở nên mạnh mẽ và có thể thành công một cách nhanh chóng.
Hành trình đi
đến thành công bao gồm việc xác định thế mạnh của bản thân, đưa ra quyết định đối
với niềm đam mê của chính mình, trực tiếp bắt tay và hành động và không ngừng học
hỏi với niềm say mê. Khi theo đuổi được nó đến cùng, chắc chắn, bạn sẽ thu về rất
nhiều những quả ngọt từ sự nỗ lực không ngừng đó.
2.
Làm như thế nào để tìm kiếm và nhận diện đam mê?
Bạn sẽ không
thể tìm được đam mê nếu như bạn chỉ đứng yên một chỗ, không chịu “vận động”,
không chịu “hy sinh”. Nó chỉ bắt đầu khi các bạn bắt tay vào một công việc và tận
dụng hết khả năng của mình để hoàn thành nó. Trong quá trình làm việc, nếu công
việc thực sự hợp với sở trường của bạn, bạn cảm thấy vui vẻ mỗi khi làm nó dù rằng
phải hy sinh và nỗ lực rất nhiều. Khi đó nghĩa là bạn đã tìm được đam mê,
tìm được “lẽ sống” cho cuộc đời mình.
Rất nhiều người
loanh quanh trong một vòng tròn luẩn quẩn khi đi tìm kiếm đam mê của mình. Hãy
bình tâm xem xét lại bản thân, xem thế mạnh thực sự của bạn là gì? Tìm một công
việc có thể phát huy tối đa những thế mạnh mà bạn có và dốc hết tâm sức khả
năng để hoàn thành nó. Chắc chắn khi đó, ngọn lửa trong bạn sẽ bùng cháy, bạn sẽ
nhận ra rằng mình đang cần gì, muốn trở thành người như thế nào?
Bạn có năng
khiếu sư phạm? Hãy đi tìm một vài lớp dạy! Dốc toàn bộ tâm huyết để chuẩn bị
giáo án, lên kế hoạch giảng dạy, và sử dụng toàn bộ “lửa” của mình để truyền đạt
kiến thức cho học sinh. Sau một thời gian, khi công việc bắt đầu vào “guồng” ổn
định, bạn sẽ thấy rằng công việc đó cần thiết với mình như máu thịt, như hơi thở.
Khi đó, bạn đã tìm kiếm và nhận diện được đam mê của mình rồi đó!
3.
Đam mê có đem lại thành công không?
Đây là một
câu hỏi khó có thể có câu trả lời tuyệt đối. Nhưng có một điều chắc chắn rằng,
khi có đam mê, con đường tới thành công của các bạn sẽ được rút ngắn hơn rất
nhiều. Hiện nay, giới trẻ vẫn thường truyền tai nhau câu slogan quen thuộc “hãy
theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn”. Câu nói này đúng, nhưng chỉ
đúng trên một số góc độ. Hãy cùng tôi phân tích chi tiết để có thể giải
thích cho mối liên hệ giữa 2 điều này bạn nhé!
Thực tế cuộc
sống, có rất nhiều áp lực cơm áo, gạo tiền khiến cho nhiều người phải tạm gác
niềm say mê của mình lại để mưu sinh. Trước tiên, người ta phải sống đã,
rồi mới có thể theo đuổi đam mê được. Khi chỉ có hai bàn tay trắng, bạn sẽ
lấy gì để trang trải trong những ngày tháng theo đuổi nó? Cuộc sống không phải
lúc nào cũng là con đường bằng phẳng, trải thảm đỏ cho bạn thực hiện những ước
muốn của mình. Do vậy, trước khi nghĩ tới câu slogan nói trên, bạn cần phải xác
định tư tưởng một cách rõ ràng: con đường từ đam mê tới thành công không hề ngắn.
Sẽ có rất nhiều mồ hôi, nước mắt, nỗ lực và cả những rủi ro đang chờ đợi bạn ở
phía trước.
Vậy phải làm
như thế nào để niềm say mê có thể đem lại thành công cho bạn? Tìm được đã khó
nhưng cách để các bạn thành công từ chính niềm đam mê của mình lại không hề dễ
dàng. Bạn cần phải có sự chuẩn phải biết cách xây dựng kế hoạch và định sẵn đường
đi trên hành trình chinh phục con đường đi của mình. Không phải chỉ có một niềm
đam mê duy nhất, cũng không phải chỉ có một con đường duy nhất đi tới thành
công. Cuộc sống muôn hình vạn trạng luôn chia đều cơ hội cho mỗi người. Quan trọng
là bản thân bạn biết cách nắm bắt cơ hội, và biết rõ bản thân mình đang có những
gì. Khi “biết mình biết ta” con đường tới thành công của bạn sẽ suôn sẻ hơn rất
nhiều.
4.
Làm như thế nào để “giữ lửa” đam mê?
Trước khi
tìm cách“giữ lửa”, các bạn cần phải biết rõ niềm đam mê của mình là gì?
Cuộc sống của
bạn chỉ thực sự vui vẻ và có ý nghĩa khi bạn tìm được một công việc thực sự phù
hợp. Trong quỹ thời gian bạn có, thời gian dành cho công việc chiếm phần lớn.
Chính vì vậy, khi làm một công việc mà bạn không hứng thú, cả một ngày của
bạn trôi qua hầu như sẽ chẳng có ý nghĩa gì, bạn khó có thể tìm ra được những ý
tưởng hay cho công việc. Bạn thấy chán nản, nhưng lại không dám rời bỏ công việc
đó? Khi ấy nghĩa là bạn đang tự kìm hãm khả năng cũng như niềm say mê của mình.
Cuối cùng, quay đi quay lại, bạn sẽ rơi vào một vòng tròn luẩn quẩn, u uất và
không tìm được hướng đi. Vì vậy, nếu công việc không phù hợp, đừng mạnh dạn
thay đổi nó. Có rất nhiều cơ hội việc làm đang chờ bạn ở phía trước. Đừng vì bất
cứ lý do gì mà kìm hãm đam mê của bản thân.
Rất nhiều người
đã tìm được đam mê nhưng lại không đủ dũng cảm để thực hiện được nó. Bạn cho rằng
hoàn cảnh bắt buộc bạn phải đi theo một hướng đi khác, bố mẹ ép buộc bạn phải
theo ngành này,ngành kia,… Chính bạn mới là người quyết định tương lai của
mình. Bạn có thể “đi ngang” qua một số ngành nghề, lĩnh vực khác để có thêm
kinh nghiệm và có chi phí để trang trải cho hành trình thực hiện đam mê, nhưng
việc bạn không có đủ can đảm để vượt qua mọi rào cản chính là lỗi của bạn. Khi
không chấp nhận đánh cược, bạn đã tự vứt đi chìa khóa của cánh cửa thành công.
Một ai đó đã
nói rằng: “Thói đời cơ cực dơ nanh vuốt/Cơm áo không đùa với khách thơ”. Cuộc sống
có rất nhiều điều khiến bạn phải lo lắng, chuyện cơm áo gạo tiền, chuyện con
cái, … là những điều khiến cho bạn không dễ gì có thể buông bỏ để đi chinh phục
niềm say mê. Vậy làm như thế nào, để bạn có thể cân bằng được giữa đam mê và tiền
bạc? Làm thế nào để dù trải qua rất nhiều dâu bể trong cuộc sống, bạn vẫn giữ
được “lửa”?
Thứ nhất, bạn
phải không ngừng học hỏi để củng cố thêm cho thế mạnh của mình. Khi có kiến thức,
có kinh nghiệm, có đam mê, chắc chắn, bạn sẽ có thể chinh phục được những hoài
bão của mình và nắm chắc trong tay chìa khóa của thành công.
Thứ hai, bạn
cần phải xác định mục tiêu một cách rõ ràng, và hiểu rõ, đâu mới thực là niềm
đam mê của bạn. Rất nhiều các bạn trẻ chạy theo xu thế, khi một ngành nghề gì
đó thịnh hành, liền nghĩ rằng đó chính là đam mê của mình. Sau một thời gian,
các bạn thấy không phù hợp, lại nghĩ rằng mình đã chọn “sai đường”. Tư tưởng
không rõ ràng sẽ làm mất của bạn rất nhiều thời gian. Ngọn lửa “đam mê” theo kiểu
này, chẳng mấy chốc sẽ tắt ngấm, bạn lại loay hoay đi tìm những con đường mới
mà không hề biết mình muốn gì. Hãy dựa trên thế mạnh của mình và tìm kiếm niềm
ham mê đích thực. Bạn cần phải biết bản thân mình muốn gì chứ không phải
chạy theo xu hướng chung.
Hiện tượng “cả
thèm chóng chán” đang rất phổ biến trong giới trẻ. Tất nhiên, việc thử sức ở
nhiều lĩnh vực khác nhau sẽ mang tới cho bạn rất nhiều trải nghiệm. Nhưng hãy
chắc chắn rằng mình đang muốn làm gì? Bạn sẽ chỉ có thể làm tốt một công việc
khi thực sự có thể dành tất cả tâm huyết cho nó. Khi bạn có một tâm hồn bay bổng,có
khả năng ngôn từ tốt, yêu thích tự do nhưng lại lựa chọn công việc kế toán, kết
quả sẽ như thế nào? Khi cố gắng chạy theo xu hướng, nghĩa là bạn đang tự
lãng phí thời gian của mình? Hãy suy nghĩ một cách thật nghiêm túc về những định
hướng tương lai và niềm đam mê thực sự của mình, bạn nhé.
Thứ ba, để có
thể “giữ lửa“ đam mê, bạn hãy học tập các bậc tiền bối đi trước để có thêm kinh
nghiệm. Sẽ không ai thành công ngay từ những bước đi đầu tiên. Để chế tạo ra
dây tóc bóng đèn Edison đã phải thử đến hàng trăm loại nguyên nhiên liệu?
Sanders ở tuổi ngoài 70 vẫn có thể thành công với thương hiệu gà rán KFC trứ
danh. Vì vậy, các bạn cần phải kiên trì và không ngừng nỗ lực, bạn sẽ thành
công nếu như vẫn giữ được “lửa đam mê” tới cùng.
Hy vọng với
bài viết “Câu trả lời hoàn hảo nhất cho đam mê là gì?” và có thể đem lại cho bạn
đọc những thông tin hữu ích nhất.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét