Thứ Bảy, 23 tháng 5, 2020

Cấu trúc để giới thiệu một cuốn sách hoặc một bài viết, một kỹ năng cần thiết đối với người làm giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

Nguồn: Internet [Cách review sách-bài viết cho người mới bắt đầu]

Giới thiệu một cuốn sách, giới thiệu một bài viết, giới thiệu một công trình nghiên cứu thường là những công việc thường kỳ của người làm công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học. Chẳng hạn giới thiệu cho sinh viên cuốn sách hay cần tham khảo, giới thiệu cho người đọc bài viết hay về một chủ đề nào đó thường gặp trong viết tổng quan nghiên cứu,... Hiện nay, bài viết giới thiệu thường gọi luôn bằng từ nguyên gốc tiếng Anh là bài "review", người giới thiệu gọi là "người review".  Viết review còn được gọi là nhận xét, đánh giá, là một cách cung cấp thông tin về cuốn sách, về bài viết, về công trình nghiên cứu. Review không phải là PR (quảng cáo) vì bài review thường do người đã đọc, xem xét chi tiết cẩn thận; hoặc đã trải nghiệm và đưa ra những lời nhận xét chính xác nhất.

Bài viết này sử dụng thuật ngữ "người review" để nói về người giới thiệu một cuốn sách, một bài viết, một công trình khoa học tới người khác.

Vấn đề viết review như thế nào là tốt? Cần viết ra sao? Cấu trúc như thế nào?... nhiều kỹ năng cơ bản người giới thiệu cần phải có để có được bài giới thiệu tốt. Bài viết này tác giả (tôi) bước đầu giới thiệu cho người đọc cách giới thiệu một bài viết, một cuốn sách theo kinh nghiệm của tôi và vọc được từ internet.

Cấu trúc bài viết giới thiệu sách, hoặc giới thiệu một bài viết (sau đây gọi chung là sách) như bao các bài viết khác, thường bao gồm 3 phần: Phần mở đầu (Intro), Phần thân bài (Body), Phần kết luận (Conclusion).

Intro (phần mở đầu)
Cách đơn giản để viết phần giới thiệu là đi thẳng vào vấn đề, vì sao người review lại chọn cuốn sách/bài viết này cho bài review của mình, cơ duyên nào giúp người review biết được sự đặc sắc của nó, ấn tượng của người review như thế nào đến mức độ mà cảm thấy tâm đắc, không kiềm lại lại được?
Tự trả lời những câu hỏi này, người review sẽ viết được phần mở bài trực quan, dễ hiểu, khiến người đọc ấn tượng ngay từ lần đầu tiên.
Có thể viết phần intro bằng cách đánh động vào sự thông hiểu của người đọc theo kiểu, quyển sách này mang đến giá trị như thế nào, nó tiết lộ những bí quyết kinh nghiệm hay bài học thực tiễn có ích gì cho cuộc sống và công việc của người đọc, nếu không đọc quyển sách người đọc sẽ bỏ lỡ những gì và tiếc nuối ra sao.
Những gợi ý quan trọng từ intro sẽ giữ người đọc kéo chuột đến phần tiếp theo của bài viết.
Tránh nói vòng vo, câu cú thiếu logic làm phần giới thiệu không hấp dẫn dễ khiến người đọc có cảm giác chán ngay và "back" sang một trang khác.
Body (Thân bài)
Nếu đã có một khởi đầu thuận lợi thì phần body sẽ viết tiếp gì đây? Nếu người review chưa biết cách triển khai nó như thế nào thì có thể có một số gợi ý như sau:
Cách viết tốt thường cho phần giới thiệu tổng quan về quyển sách và tác giả xuống phần body trong khi nhiều người lại làm việc này ở phần mở đầu.
Điều này không ảnh hưởng gì nhiều đến chất lượng bài review của người review. Tuy nhiên, những điều dưới đây cho thấy được lợi ích của việc làm này như sau:
  • Giúp người review chỉ ra những ý chính một cách rõ ràng, mạch lạc (visual tốt).
  • Nêu bật được những giá trị mà quyển sách mang lại.
  • Không lướt qua đi những thông tin quan trọng
  • Giúp người đọc hiểu sâu về tác giả, tâm huyết của tác giả với “đứa con tinh thần”
Trải nghiệm thực sự
Không giống như viết bài giới thiệu sản phẩm, chỉ cần nghiên cứu thông tin đủ sâu là đủ. Khi review sách, bài viết đòi hỏi người review phải có những cảm thụ sâu sắc về quyển sách đó.
Điều quan trọng là những trải nghiệm của người đọc không chỉ giải quyết vấn đề của riêng người review, mà nó còn giải quyết vấn đề của nhiều người nhận thức, cảm nhận về sách đó, về bài đó để làm giàu thêm kiến thức, để vận dụng,.... Vậy nên có thể tạm gọi đó là trải nghiệm có chiều sâu. Đó là yếu tố khác biệt trong bài review của người viết so với những dạng bài review dạng sản phẩm trên internet.
Ngoài ra, người viết nên xem thêm bài review liên quan nếu có tại các nguồn khác nếu có, thông tin từ các nguồn khác đó cung cấp đến người đọc như thế nào, tất cả đã ổn chưa, nếu chưa hãy cải thiện nó trong bài viết của mình.
Những bài review hay của các blogger nổi tiếng thì nhiều vô kể, những thông tin này sẽ giúp người viết làm tốt hơn ở thời điểm hiện tại.
Bên cạnh đó, hãy đặt người viết vào vị trí của người đọc để hiểu xem họ đang mong muốn gì trong bài viết của người viết.
Vận dụng kỹ thuật “cá nhân hóa”
Kỹ thuật “cá nhân hóa” thực sự rất quan trọng ở thời điểm hiện tại. Chúng ta thường thấy đâu đó ở những bài văn, bài thi, bài viết có sự liên hệ thực tế là vậy, vì bản chất cuối cùng tác động của sách, của bài viết là tác động đến suy nghĩ, nhận thức và hành động cụ thể của người đọc.
Tại sao bài review sách không nên bỏ lỡ kỹ thuật này?  
Phải nói là thừa nhận rằng, khi nghiên cứu review một quyển sách, người review luôn mong muốn tìm được những lời chỉ dẫn từ một con người thực, có kiến thức và kinh nghiệm, nhất là những bài học họ đã tìm được & vận dụng nó thành công vào công việc.
Người review có thể áp dụng kỹ thuật này vào bài viết của mình bằng các cách như sau:
– Lựa chọn tone giọng, giọng điệu thân thiện: Nên sử dụng phong cách đối thoai để người đọc dễ cảm, dễ hình dung hơn là dùng ngôn ngữ diễn thuyết cứng nhắc.
– Bài học cụ thể: Mình thấy các bài review sách trên internet thường rất chung chung, chỉ nói về cảm nhận, nội dung tổng quan chứ ít thấy người viết đưa ra luận điểm của họ.
Nếu người review cứ đi theo lối mòn như vậy thì liệu bài viết của người review có gì khác biệt & đặc sắc? Nên để người đọc đi theo dòng cảm xúc của họ, cuốn hút họ vào bài review bằng cách liệt kê ra các chương tâm đắc, bài học kinh nghiệm mà người review đã ứng dụng thành công nhờ quyển sách đó.

Conclusion (Kết luận)

Ở phần kết bài, người review thường chia sẻ những góp ý hoặc đưa ra lời kêu gọi hành động (call to action) để thôi thúc người đọc sở hữu quyển sách đó, để thôi thúc người đọc làm một cái gì đó để mang lại điểm tốt đẹp nhất cho người đọc.
Thế nhưng với mình, một cái kết ăn điểm nhất vẫn là một cái kết mở, nêu ra dẫn chứng cụ thể người review đã làm được gì cho bản thân nhờ quyển sách này, sau đó để người đọc tự cảm nhận.
(bài viết còn tiếp tục cập nhật và sửa chữa, bổ sung những kinh nghiệm, ví dụ từ thực tế của người đã biên tập bài này từ nguồn internet).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét