HƯỚNG DẪN NỘI DUNG BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ
Nghiên cứu
sinh (NCS) có thể chọn một trong 2 hình thức sau đây:
-
Hình thức 1: Báo cáo một nội dung nghiên cứu trong luận
án (tạm gọi là đề tài nhánh) hoặc nghiên cứu riêng của NCS có liên quan đến
luận án. Nội dung chuyên đề phải chưa được báo cáo trong các hội nghị khoa học
hay xuất bản.
-
Hình thức 2: Báo cáo tổng hợp về các quan điểm, kết quả
nghiên cứu từ các tài liệu có liên quan đến một nội dung chuyên môn trong luận
án. NCS cần trình bày ý kiến thảo luận của mình và có kết luận, đề nghị.
Các báo cáo chuyên
đề chất lượng cao có thể cân nhắc để xuất bản thành bài báo khoa học.
MỘT SỐ GỢI Ý VỀ
CÁCH TRÌNH BÀY VÀ BỐ CỤC
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
(những
chữ viết nghiêng là những gợi ý)
PHẦN ĐẦU BÁO CÁO:
- Mục lục.
-
Tóm lược.
-
Bảng chú thích các ký hiệu, đơn vị đo, từ viết tắt, thuật ngữ.
PHẦN CHÍNH BÁO CÁO:
I. Đặt vấn đề
-
Khái quát về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến chuyên đề
nghiên cứu, từ đó làm nổi bật sự cần thiết phải nghiên cứu. Cho biết phạm vi
nghiên cứu.
-
Mục đích, yêu cầu của chuyên đề: Mục đích, yêu cầu của chuyên đề phải bám sát
mục đích, yêu cầu của luận án.
II. Phương tiện và phương pháp nghiên cứu
Để
đạt được mục đích, yêu cầu đặt ra, tác giả cho biết những phương tiện (vật
liệu, trang thiết bị chính) và phương pháp chủ yếu đã được sử dụng trong quá
trình nghiên cứu, tính phù hợp của những phương pháp đã chọn. Cần nêu cụ thể,
tránh nêu chung chung.
III. Kết quả nghiên cứu
Nếu chọn Hình thức 1 thì tác giả cần trình bày kết
quả nghiên cứu có bảng số liệu, hình ảnh minh họa (lưu ý trình bày kết quả của
mình chứ không phải kết quả từ tài liệu tham khảo).
Nếu
chọn Hình thức 2 thì tác giả cần trình bày các kết quả nghiên cứu trong và
ngoài nước có liên quan đến chuyên đề. Cần trích dẫn ngắn gọn, có trọng tâm vấn
đề đang quan tâm.
IV. Thảo luận
Nếu chọn Hình thức 1 thì tác giả trình bày ý kiến
thảo luận dựa trên kết quả nghiên cứu của mình.
Nếu
chọn Hình thức 2 thì tác giả trình bày ý kiến thảo luận của mình dựa vào kết
quả nghiên cứu trong các tài liệu tham khảo.
IV. Kết luận và đề nghị
Rút ra những kết quả nghiên cứu chủ yếu đã thực
hiện được có đối chiếu với mục đích, yêu cầu đề ra. Những vấn đề còn hạn chế,
nguyên nhân.
Nêu lên những đề nghị có liên quan đến
nghiên cứu, đề xuất hướng tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện hoặc biện pháp chuyển
giao cho sản xuất,...
V. Tài liệu tham khảo
Sắp xếp danh mục các nguồn tài liệu và
sách xuất bản,... đã tham khảo để thực hiện chuyên đề. Nguồn tài liệu thường
được trình bày theo thứ tự sau đây:
Họ tên tác giả/năm/tựa đề/các yếu tố
xuất bản (tên sách, tạp chí,..., trang.).
Số
lượng tài liệu tham khảo cần ít nhất là 20, trong đó tối thiểu phải có khoảng 50%
là tài liệu ngoài nước.
Phụ lục
Trình bày những bảng biểu số liệu, hình
ảnh cần thiết để làm minh chứng cho báo cáo khi không thể đưa vào phần
báo cáo chính.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý
1. Đơn vị đo lường
Phải sử dụng đơn vị đo lường hợp pháp của
Việt Nam. Nếu dùng đơn vị khác thì phải cho biết giá trị chuyển đổi đặt trong
dấu ngoặc.
2. Kích thước bài báo cáo
- Số trang tối đa 30 trang, cỡ giấy A4.
- Cỡ chữ 13, Times New Roman.
- Giãn dòng 1,5 lines, lề phải 3 cm, lề trái
2 cm, Top: 2 cm, Bottom: 1,5 cm.
- Số trang đánh ở giữa, bên dưới.
- Đóng thành cuốn, bìa mềm.
- Trang bìa ghi các nội dung:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ (font 14, in đậm)
(TÊN ĐƠN VỊ ĐÀO TẠO) (font 14, in đậm)
CHUYÊN ĐỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ (font 14, in đậm)
(TÊN CHUYÊN ĐỀ) (font 16, in đậm)
(TÊN HỌC VIÊN) (font 14, in đậm)
Khóa: 20… - 20… (font 13, in đậm)
Cần Thơ, tháng…. năm 20… (font 13, in đậm)
Nộp 3
quyển báo cáo chuyên đề cho Tiểu ban ít nhất là 3 ngày trước khi bảo vệ.
Hồ sơ
chấm điểm chuyên đề gồm có:
- Quyết định thành lập Tiểu ban
chấm điểm chuyên đề của NCS
- Biên bản họp Tiểu ban chấm điểm
chuyên đề của NCS
- Phiếu chấm điểm chuyên đề của NCS
(Xem thêm website Khoa Sau đại học)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét