Thứ Bảy, 7 tháng 6, 2014

Sổ tay Nghiên cứu Khoa học NCV-2014

Sổ tay Nghiên cứu Khoa học NCV-2014

1. Nghiên cứu khoa học và qui trình khoa học
Nghiên cứu là quá trình mà con người khám phá hoặc tạo ra tri thức mới về thế giới mà chúng ta đang sống. Thiết kế dự án nghiên cứu, cung cấp các dữ liệu định lượng thông qua các cuộc thí nghiệm, phân tích và ứng dụng các dữ liệu đó. Các công trình là các bài thuyết trình, các công trình tra cứu số liệu hay mang tính thông tin, các mô hình "giải thích" hoặc các mô hình lắp ráp không phù hợp với những hội thi khoa học dựa trên đề tài nghiên cứu.
Thắc mắc, đặt câu hỏi có lẽ là một phần quan trọng nhất trong quá trình nghiên cứu khoa học và thường đi kèm với một mệnh đề "nếu ... thì...". NCV (nghiên cứu viên) được khuyến khích thiết kế những cuộc thí nghiệm "trong tầm kiểm soát" cho phép họ thiết lập một tiêu chuẩn và sau đó chỉ thay đổi mỗi lần một yếu tố để xem thông số đó tác động đến điều kiện ban đầu được xem như tiêu chuẩn ra sao. Như vậy đặt câu hỏi có thể dẫn đến những thí nghiệm hoặc nhận xét.
Những nhà khoa học giỏi, cả lớn tuổi hay trẻ tuổi, thường sử dụng một qui trình để nghiên cứu những gì họ quan sát trong cuộc sống. Qui trình này thường được gọi là "Phương pháp Khoa học" hoặc gần đây hơn gọi là "Chu trình Khám phá". Những giai đoạn được liệt kê dưới đây sẽ giúp bạn thực hiện một thí nghiệm khoa học thành công:
1)  Luôn luôn tò mò, lựa chọn một lĩnh vực hẹp, đặt một câu hỏi: xác định hoặc khởi xướng/ định nghĩa một vấn đề. Điều quan trọng là câu hỏi này ‘có thể kiểm chứng được’, trong đó dữ liệu được thu thập và sử dụng để tìm câu trả lời. Có thể nhận dạng một câu hỏi kiểm chứng được khi có thể xác định và kiểm nghiệm được một hay nhiều thông số trong đó để thấy được tác động của thông số đó đến tập hợp các điều kiện ban đầu. Câu hỏi này không nên chỉ mang tính “thông tin” có thể tìm ra câu trả lời thông qua nghiên cứu tài liệu.
2)  Xem lại các tài liệu đã được công bố liên quan đến vấn đề của bạn. Kể cả cần xem các Qui định và Hướng dẫn quốc tế - International Rules and Guidelines (www.societyforscience.org/isef/rulesandguidelines).
Đây được gọi là nghiên cứu nền (background research).
3)  Đánh giá các giải pháp khả dĩ và đánh giá xem tại sao bạn nghĩ nó có thể xảy ra (giả thuyết)
4)  Nghiên cứu thực nghiệm (qui trình). Để thiết kế thí nghiệm, điều quan trọng là chỉ có thể thay đổi mỗi lần một thông số - một điều kiện có thể ảnh hưởng đến kết quả của thí nghiệm -. Điều này khiến cho cuộc thí nghiệm trở thành một thí nghiệm "được kiểm soát".
5)  Thử thách và kiểm tra giả thuyết của bạn thông qua qui trình thí nghiệm (thu thập dữ liệu) và phân tích dữ liệu. Sử dụng biểu đồ để giúp tìm thấy mẫu hình của dữ liệu.
6)  Đưa ra các kết luận dựa trên chứng cứ thực nghiệm từ thí nghiệm
7)  Chuẩn bị báo cáo và trưng bày.
8)  Báo cáo và thảo luận kết quả với nhóm nghiên cứu và các chuyên gia khoa học.
9)  Những vấn đề mới có thể phát sinh từ các cuộc thảo luận đó.
Qui trình này có thể tạo nền tảng cho một công trình nghiên cứu khác khi có những câu hỏi phát sinh thêm từ vấn đề nghiên cứu và qui trình này sẽ lặp lại. Giả thuyết thường thay đổi trong quá trình nghiên cứu. Ủng hộ hoặc không ủng hộ giả thuyết của bạn không quan trọng bằng những điều học hỏi và khám phá được trong quá trình thí nghiệm.
2. Nghiên cứu không dựa vào thực nghiệm
Không phải tất cả các lĩnh vực nghiên cứu đều dựa trên phương pháp nghiên cứu khoa học. Bởi vì các kỹ sư, nhà sáng chế, nhà toán học, nhà vật lý lý thuyết và những lập trình viên máy tính… có những mục đích khác so với những nhà khoa học khác, họ làm việc theo một qui trình khác. Qui trình mà họ áp dụng để trả lời một câu hỏi hoặc giải đáp một vấn đề đều khác nhau tùy theo lĩnh vực nghiên cứu của họ. Mỗi người đều sử dụng những tiêu chí riêng biệt của họ để đi đến kết quả.
Các công trình kỹ thuật
"Những nhà khoa học cố gắng tìm hiểu tự nhiên vận hành như nào; các kỹ sư tạo ra những gì chưa bao giờ có". Một công trình kỹ thuật gồm có những mục đích kỹ thuật, qui trình phát triển và đánh giá cải tiến kỹ thuật. Một công trình kỹ thuật có thể có những hoạt động như sau:
1)  Xác định một nhu cầu hoặc "Làm thế nào có thể cải tiến được sản phẩm này?"
2)  Phát triển hoặc thiết lập những tiêu chí thiết kế (có thể có nhiều hơn 1 tiêu chí).
3)  Thực hiện các nghiên cứu nền và tra cứu tài liệu để xem đã làm được những gì hay đã có những sản phẩm nào thỏa mãn các yêu cầu tương tự. Tại sao nó tốt hay kém?
4)  Chuẩn bị các thiết kế sơ bộ và một danh sách các nguyên vật liệu. Xem xét chi phí, cách thức sản xuất và các yêu cầu của người dùng.
5)  Tạo và thử nghiệm một sản phẩm mẫu của thiết kế tốt nhất của bạn. Xem xét độ tin cậy, bảo dưỡng và dịch vụ.
6)  Thử nghiệm lại và thiết kế lại nếu cần thiết. Kiểm tra sản phẩm.
7)  Trình bày kết quả
Các công trình công nghệ thông tin
Thường là sáng tạo và thiết lập những thuật toán mới để giải quyết một bài toán hoặc cải tiến một thuật toán đã có. Những mô phỏng, mô hình hoặc “thực tại ảo” là những lĩnh vực khác để tiến hành nghiên cứu.
Các công trình toán học
Những công trình này liên quan đến các chứng minh, giải phương trình, v.v... Toán học là ngôn ngữ của khoa học và được sử dụng để giải thích những hiện tượng hiện hữu hoặc chứng minh những khái niệm và ý tưởng mới.
Các công trình lý thuyết
Những công trình này có thể liên quan đến một thí nghiệm tư duy, phát triển những giả thuyết và những lý giải mới, thiết lập khái niệm hay thiết kế một mô hình toán học.


3. Các bước tiến hành
1) Lựa chọn chủ đề: Đây có lẽ là bước khó khăn nhất. Lựa chọn một chủ đề mà bạn muốn nghiên cứu hoặc tìm hiểu. Ý tưởng phải xuất phát từ lĩnh vực mà bạn quan tâm. Một sở thích của bạn có thể dẫn đến một chủ đề tốt. Có những gì đang xảy ra trong cuộc sống mà bạn muốn hiểu biết thêm? Điều quan trọng nhất là lựa chọn một vấn đề hoặc chủ đề không quá rộng và có thể được giải đáp dựa trên việc nghiên cứu khoa học.
2) Tìm hiểu về chủ đề: Hãy đến thư viện hoặc mạng Internet để tìm hiểu thêm về chủ đề của bạn. Luôn luôn hỏi “Tại sao” hoặc “Điều gì sẽ xảy ra nếu…” Hãy tìm những kết quả chưa được giải thích hoặc bất ngờ. Bạn cũng nên trao đổi với những chuyên gia trong lĩnh vực đó.
3) Tổ chức: Sắp xếp tổ chức tất cả những gì bạn tìm hiểu được về chủ đề. Đến thời điểm này, bạn nên giới hạn phạm vi nghiên cứu của bạn bằng cách tập trung vào một ý tưởng cụ thể.
4) Lập một thời gian biểu: Hãy lựa chọn một chủ đề không chỉ vì bạn quan tâm, mà còn vì nó có thể hoàn thành với lượng thời gian mà bạn có. Xác định một vấn đề “có thể kiểm chứng”. Thiết lập một thời gian biểu để bạn có thể quản lý thời gian một cách hiệu quả. Bạn sẽ cần thời gian để điền vào những biểu mẫu cần thiết và duyệt lại bản Kế hoạch Nghiên cứu với người bảo trợ. Một số công trình có thể cần nhiều thời gian hơn vì cần được Uỷ ban Thẩm định Khoa học (SRC) hoặc Hội đồng Thẩm định Quốc gia (IRB) phê duyệt trước. Dành nhiều thời gian để thí nghiệm và thu thập dữ liệu. Bạn cũng cần thời gian để viết báo cáo và thực hiện một bảng trưng bày.
5) Lập kế hoạch thí nghiệm của bạn: Hãy suy nghĩ cẩn thận về thiết kế thí nghiệm. Một khi bạn đã có một ý tưởng nghiên cứu khả thi, hãy lập một kế hoạch nghiên cứu. Báo cáo này cần phải giải thích được bạn sẽ thực hiện thí nghiệm như thế nào và cần có chính xác những gì. Hãy nhớ bạn phải thiết kế thí nghiệm của bạn là một thí nghiệm “có kiểm soát”. Điều này nghĩa là bạn chỉ có thể thay đổi mỗi lần một thông số trong thí nghiệm. Kết quả sau đó được so sánh với những dữ liệu “tiêu chuẩn” thu thập được lúc ban đầu, trước khi thay đổi thông số đó. Như vậy, bạn đã thiết kế một thí nghiệm được kiểm soát một cách thích hợp và các thông số giới hạn để nghiên cứu. Cũng trong thiết kế thí nghiệm, cần đảm bảo có đủ số lượng trong cả các nhóm kiểm soát và nhóm thực nghiệm để thí nghiệm có cơ sở về mặt thống kê. Trong thiết kế này cũng nên có một danh sách các nguyên vật liệu. Khi đã hoàn tất thiết kế thí nghiệm (gọi là “quy trình”), các thí sinh sẽ phải điền đầy đủ vào các biểu mẫu được yêu cầu.
6) Tham vấn Người bảo trợ và được phê duyệt: Bạn cần thảo luận kế hoạch nghiên cứu với một Người bảo trợ (thành niên) và xin chữ ký phê duyệt. Khi duyệt lại kế hoạch nghiên cứu, bạn cần xác định xem liệu cần phải có thêm biểu mẫu hay phê duyệt trước nào nữa không.
7). Thực hiện thí nghiệm: Trong quá trình thí nghiệm, ghi chép chi tiết tất cả những lần thí nghiệm, số liệu đo đạc và hiện tượng quan sát vào một cuốn sổ ghi. Không nên chỉ dựa vào trí nhớ. Ngoài ra, các giám khảo cũng ưa thích sổ ghi chép! Sử dụng các bảng dữ liệu hoặc biểu đồ để ghi lại các dữ liệu định lượng.
 8) Phân tích kết quả: Khi đã hoàn tất các thí nghiệm, hãy kiểm tra và sắp xếp các kết quả. Sử dụng các biểu đồ thích hợp để minh hoạ dữ liệu của bạn. Xác định mẫu hình từ các biểu đồ. Điều này sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời cho vấn đề cần kiểm chứng của bạn. Thí nghiệm của bạn có đem lại kết quả như mong muốn không? Tại sao hoặc tại sao không? Thí nghiệm của bạn có được tiến hành qua cùng những bước hoàn toàn giống nhau không? Có những cách giải thích khác mà bạn chưa nghĩ đến hoặc nhận ra hay không? Có những lỗi thực nghiệm nào trong quá trình thu thập dữ liệu, tiến hành thí nghiệm hay quan sát không? Nhớ rằng việc nắm được những lỗi thí nghiệm là kỹ năng cơ bản mà nhà khoa học phải phát triển. Hơn nữa, việc báo cáo rằng có một thông số nghi ngờ không làm thay đổi kết quả nghiên cứu có thể là một thông tin giá trị. Điều này cũng là một “khám phá” như việc có sự thay đổi do thông số đó gây ra. Ngoài ra, hãy phân tích thống kê các dữ liệu qua các số liệu mà bạn có thể hiểu và giải thích ý nghĩa.
9) Đưa ra kết luận: Những thông số được thử nghiệm có tạo ra sự thay đổi so với tiêu chuẩn ban đầu bạn sử dụng không? Có thể thấy được mẫu hình nào từ việc phân tích những biểu đồ thể hiện các thông số? Những thông số nào là quan trọng? Bạn đã thu thập đủ dữ liệu chưa? Có cần phải tiến hành thí nghiệm thêm nữa hay không? Hãy giữ một cách nhìn cởi mở - đừng bao giờ thay đổi kết quả cho phù hợp với một giả thuyết. Nếu kết quả của bạn không hỗ trợ giả thuyết, điều đó là bình thường và trong nhiều trường hợp là một điều tốt! Thử giải thích tại sao bạn thu được kết quả khác so với những tài liệu tra cứu đã tiên liệu. Có phải đã có những nguồn sai số gây ra sự khác biệt hay không? Nếu có, hãy xác định các nguồn này. Cho dù kết quả  sai biệt, bạn cũng đã thực hiện thành công nghiên cứu khoa học này vì bạn đã đề ra một vấn đề và cố gắng tìm câu trả lời thông qua thực nghiệm định lượng. Đây là cách lĩnh hội tri thức trong thế giới khoa học. Hãy nghĩ đến ứng dụng thực tế từ nghiên cứu này. Công trình này có thể được sử dụng vào thực tế như thế nào? Cuối cùng, hãy giải thích bạn sẽ cải tiến thí nghiệm này như thế nào và cách làm của bạn sẽ thay đổi như thế nào.
4. Các yếu tố của một công trình thành công
1. Sổ lưu Dữ liệu Công trình:
Sổ lưu Dữ liệu Công trình là tài liệu có giá trị nhất của bạn. Những ghi chép chính xác và chi tiết tạo nên một công trình lôgic và thành công. Việc ghi chép tốt sẽ thể hiện cho ban giám khảo thấy sự nhất quán và chu đáo của bạn và sẽ giúp bạn trong việc viết báo cáo nghiên cứu. Bảng dữ liệu cũng rất hữu ích. Chúng có thể trông hơi “rối” nhưng hãy đảm bảo tính chính xác của các dữ liệu định lượng được ghi nhận và các bảng dữ liệu đều có kèm đơn vị. Nhớ ghi ngày tháng khi nhập dữ liệu.
2. Báo cáo Nghiên cứu:
Báo cáo nghiên cứu phải được chuẩn bị cùng với sổ lưu dữ liệu công trình và các biểu mẫu theo yêu cầu, các tài liệu thích hợp khác. Báo cáo nghiên cứu sẽ giúp bạn sắp xếp dữ liệu và cũng như ý tưởng. Một báo cáo thường có những mục sau:
a) Trang bìa và Mục lục: Trang bìa và mục lục giúp người đọc có thể nắm được cấu trúc của báo cáo một cách nhanh chóng.
b) Phần giới thiệu: Phần giới thiệu tạo bối cảnh cho báo cáo của bạn. Phần giới thiệu bao gồm mục đích, giả thiết, vấn đề hoặc mục tiêu kỹ thuật, một lời giải thích về lí do nảy sinh ý tưởng nghiên cứu và những gì bạn hy vọng đạt được.
c) Dụng cụ và phương pháp: Mô tả chi tiết phương pháp bạn sử dụng để thu thập dữ liệu, quan sát và thiết kế dụng cụ thí nghiệm, v.v... Báo cáo nghiên cứu của bạn phải đầy đủ chi tiết để người khác cũng có thể lặp lại thí nghiệm từ những thông tin trong báo cáo. Kèm theo ảnh chi tiết hoặc bản vẽ của những dụng cụ tự chế. Chỉ đính kèm theo công trình của năm nay.
d) Kết quả: Kết quả bao gồm dữ liệu và phân tích. Kết quả phải kèm theo số liệu thống kê, biểu đồ, các trang dữ liệu thô thu thập được, v.v...
e) Phần thảo luận: Đây là trọng tâm của báo cáo. So sánh kết quả của bạn với những giá trị lý thuyết, dữ liệu đã công bố, qui tắc chung và/hoặc những kết quả được trông đợi. Thêm vào phần thảo luận những sai số có thể có. Dữ liệu thay đổi thế nào giữa những lần quan sát lặp lại cùng một hiện tượng? Kết quả bị ảnh hưởng như thế nào bởi những yếu tố không được kiểm soát? Bạn sẽ làm gì khác đi nếu thí nghiệm được lặp lại? Những thí nghiệm nào khác cần được tiến hành?
f) Kết luận: Tóm tắt ngắn gọn kết quả của bạn. Báo cáo kết quả tìm được bằng những quan hệ giữa các thông số. Hỗ trợ các kết luận của bạn bằng những dữ liệu thực nghiệm. (ví dụ: một giá trị trung bình so với một giá trị trung bình khác). Cần phải cụ thể, không thể nói chung chung. Không bao giờ đề cập đến ở phần kết luận một vấn đề chưa thảo luận ở những phần trước. Cũng nên đề cập đến những ứng dụng thực tế.
g) Lời cám ơn: Bạn luôn luôn cần ghi nhận những người đã hỗ trợ cho bạn, gồm các cá nhân, doanh nghiệp các tổ chức giáo dục và nghiên cứu. Tuy nhiên, việc liệt kê những lời cảm ơn trên bảng trưng bày công trình là vi phạm điều lệ trưng bày và phải gỡ bỏ.
h) Phần tham khảo: Danh sách tham khảo của bạn phải liệt kê tất cả các tài liệu nào không phải của riêng bạn (bao gồm sách, bài báo, trang web, v.v...). Hãy tham khảo một số tài liệu về hình thức trích dẫn tham khảo thích hợp trong lĩnh vực nghiên cứu.
Có 3 cách liệt kê tham khảo thông dụng như sau:
Kiểu APA (American Psychological Association):
http://apastyle.apa.org/
http://www.calvin.edu/library/knightcite/index.php
http://owl.english.purdue.edu/owl/resource/560/01/
Tài liệu này cung cấp những ví dụ về định dạng chung của các báo cáo nghiên cứu APA, phần ghi chú, chú thích và các trang tham khảo.
Format MLA (Modern Language Association)
http://www.mla.org/style
http://www.calvin.edu/library/knightcite/index.php
http://owl.english.purdue.edu/owl/resource/557/01/
Tài liệu này cung cấp những ví dụ về format chung cho những báo cáo nghiên cứu MLA, phần ghi chú, chú thích và trang Works Cited (Công trình Trích dẫn).
Kiểu Chicago
http://www.chicagomanualofstyle.org/home.html
http://www.calvin.edu/library/knightcite/index.php
Sách hướng dẫn The Chicago Manual of Style giới thiệu 2 hệ thống trích dẫn tham   khảo cơ bản. Hệ thống tác giả -ngày ngắn gọn đó đã được sử dụng từ lâu trong các tài liệu khoa học vật lý, tự nhiên và xã hội. Theo đó, nguồn trích dẫn được chú thích ngắn gọn trong phần nội dung, thường là trong ngoặc đơn với họ của tác giả và ngày xuất bản. Chú thích ngắn gọn này sẽ được mở rộng trong danh mục tham khảo, nơi trình bày đầy đủ các thông tin về tài liệu.
Thông tin Sáng chế và Bản quyền
Bạn có thể xem xét việc đăng ký sáng chế hoặc bản quyền nếu muốn bảo vệ công trình của mình. Bạn có thể liên hệ với Office of Public Affairs, U.S. Patent Office, tại số 1-800-786-9199 đối với thông tin Sáng chế hoặc Library of Congress (Thư viện Quốc hội Mỹ) tại số 202-707-3000 đối với thông tin bản quyền.
3. Bản tóm lược:
Sau khi đã hoàn tất nghiên cứu và thí nghiệm, bạn cần phải viết một bản tóm tắt. Bản tóm lược dài tối đa là 250 từ trong một trang. Bản tóm tắt thường bao gồm a) mục đích của thí nghiệm b) các qui trình sử dụng, c) dữ liệu, và kết luận. Cũng có thể bao gồm những ứng dụng nghiên cứu. Chỉ nên có một phần tối thiểu nhắc lại các công trình trước. Bản tóm tắt phải tập trung vào công trình thực hiện trong năm hiện tại và không nên kèm theo a) lời cám ơn hoặc b) công trình hoặc qui trình thực hiện bởi người cố vấn. Xem một thí dụ về Bản tóm lược trình bày thích hợp dưới đây. Xem trang 23 bản Qui định quốc tế về định dạng Bản Tóm lược và Chứng nhận Intel ISEF chính thức (Official Intel ISEF Abstract and Certification).
Lưu ý: Biểu mẫu tóm lược chính thức chỉ dành cho những người tham gia ISEF và có thể không cần thiết đối với nhiều hội thi trực thuộc hay địa phương.

Ví dụ 1
Bản tóm lược mẫu
Effects of Marine Engine Exhaust Water on Algae Jones, Mary E.
Hometown High School, Hometown, PA, United States

This project in its present form is the result of bioassay experimentation on the effects of two-cycle marine engine exhaust water on certain green algae. The initial idea was to determine the toxicity of outboard engine lubricant. Some success with lubricants eventually led to the formulation of “synthetic” exhaust water which, in turn, led to the use of actual two-cycle engine exhaust water as the test substance.
Toxicity was determined by means of the standard bottle or “batch” bioassay technique. Scenedesmus quadricauda and Ankistrodesmus sp. were used as the test organisms. Toxicity was measured in terms of a decrease in the maximum standing crop. The effective concentration - 50% (EC50) for Scenedesmus quadricauda was found to be 3.75% exhaust water; for Ankistrodesmus sp. 3.1% exhaust water using the bottle technique.
Anomalies in growth curves raised the suspicion that evaporation was affecting the results; therefore, a flow-through system was improvised utilizing the characteristics of a device called a Biomonitor. Use of a Biomonitor lessened the influence of evaporation, and the EC 50 was found to be 1.4% exhaust water using Ankistrodesmus sp. as the test organism. Mixed populations of various algae gave an EC 50 of 1.28% exhaust water.
The contributions of this project are twofold. First, the toxicity of two-cycle marine engine exhaust was found to be considerably greater than reported in the literature (1.4% vs. 4.2%). Secondly, the benefits of a flow-through bioassay technique utilizing the Biomonitor was demonstrated.

Ví dụ 2

Qui định và Hướng dẫn quốc tế
(International Rules & Guidelines)
www.societyforscience.org/isef/rules&guidelines
Các qui định được soạn thảo nhằm:
·    bảo vệ các quyền và phúc lợi cho nghiên cứu sinh và các đối tượng con người
·    bảo vệ sức khỏe và sự an toàn cho các đối tượng động vật có xương sống
·    tuân thủ các qui định liên bang về nghiên cứu
·    hướng dẫn cho các hội thi trực thuộc
·    sử dụng thực hành phòng thí nghiệm an toàn
·    đáp ứng các quan tâm về môi trường

4. Trưng bày công trình:
Bạn muốn thu hút và giới thiệu công trình. Hãy tạo thuận lợi cho ban giám khảo và những khán giả quan tâm có thể tiếp cận công trình của bạn và những kết quả bạn thu được. Bạn muốn thu hút sự chú ý của ban giám khảo và thuyết phục họ là nghiên cứu của bạn đủ giá trị và đáng được xem xét kỹ hơn. Hầu hết các gian trưng bày đều có 3 phần và đặt theo kiểu đứng xem tự do. Các mô hình trưng bày thường được đặt trên bàn. Phần lớn các giám khảo của Intel ISEF có dịp xem bảng trưng bày trước khi phỏng vấn. Tận dụng tối đa diện tích bằng cách dùng phần trưng bày hoạ rõ ràng và súc tích. Bạn sẽ không có cơ hội thứ hai để gây ấn tượng ban đầu! Hãy tham khảo phàn Qui tắc Trưng bày và An toàn (Display and Safety Rules) trong Qui định & Hướng dẫn Quốc tế; thông tin này cũng được đăng tải trên trang web của Society for Science & the Public tại www.societyforscience.org
Gợi ý hữu ích về phần trưng bày:
a) Năm hiện tại: Đảm bảo là bảng trưng bày chỉ phản ánh công trình của năm nay thôi. Sổ dữ liệu của những năm trước được cho phép trong công trình của bạn.
b) Tựa đề hay: Tựa đề rất quan trọng trong việc thu hút chú ý. Một tựa đề hay phải thể hiện một cách đơn giản và chính xác công trình nghiên cứu của bạn và tính chất của nó. Tựa đề cũng phải khiến cho người xem bình thường muốn tìm hiểu thêm.
c) Kèm theo ảnh: Nhiều công trình kèm theo những yếu tố có thể không an toàn nếu trưng bày tại nơi Triển lãm, nhưng lại là một phần quan trọng của công trình. Bạn có thể chụp ảnh những phần quan trọng / những giai đoạn của thí nghiệm để sử dụng trong phần trưng bày, ảnh hoặc những hình minh họa của những đối tượng con người cần phải có biểu mẫu chấp thuận có chữ ký. Phải ghi rõ nguồn của các bức ảnh.
d) Có tổ chức: Đảm bảo là phần trưng bày của bạn theo một qui trình thứ tự và được trưng bày một cách hợp lý và dễ đọc. Lưu ý đến cả những người hay đọc lướt. Chỉ cần lướt mắt, ai cũng có thể (nhất là các giám khảo) nhanh chóng tìm được tựa đề của công trình, bản tóm lược, thí nghiệm, kết quả, và kết luận. Khi bạn sắp xếp phần trưng bày của mình, hãy tưởng tượng mình mới nhìn lần đầu. Làm nổi bật kết quả bằng những biểu đồ then chốt thể hiện quan hệ giữa hai yếu tố được kiểm chứng. Sử dụng biểu đồ để minh hoạ dữ liệu cho người xem. Biểu đồ cung cấp một phương thức để nắm bắt các dữ liệu dễ dàng hơn là chỉ xem những dữ liệu định lượng thu thập được.
e) Bắt mắt: Hãy làm cho khu trưng bày của bạn nổi bật. Sử dụng những tiêu đề, bảng và biểu đồ nhiều màu sắc và rõ ràng để trình bày công trình của bạn. Đặc biệt chú ý đến tiêu đề hoặc biểu đồ, hình vẽ, ảnh, và bảng biểu để đảm bảo rằng mỗi phần đều có một tựa đề và được dán nhãn mô tả nội dung trình bày. Bất cứ ai cũng phải hiểu được phần minh họa mà không cần giải thích thêm.
f) Trình bày đúng phép và khéo léo: Cần đảm bảo rằng tuân thủ các qui định về giới hạn kích cỡ và về an toàn khi chuẩn bị phần trưng bày. Thể hiện tất cả các biểu mẫu được yêu cầu cho công trình của bạn. Đảm bảo rằng gian trưng bày đủ kiên cố, vì cần phải được giữ nguyên một chỗ trong thời gian tương đối dài. Bạn cũng cần xem xét trọng lượng của công trình khi vận chuyển. Gửi một kiện hàng nặng có thể rất tốn kém. Hãy sử dụng vật liệu nhẹ nhưng chắc chắn.

Lưu ý: Giám khảo sẽ chấm điểm công trình của bạn chứ không phải phần trưng bày. Không nên sử dụng quá nhiều thời gian và tiền bạc trong việc chuẩn bị phần trưng bày. Bạn được đánh giá theo các tiêu chí khoa học chứ không phải trên phần trình diễn!
5. Phần đánh giá
Giám khảo đánh giá và tập trung vào 1) những gì thí sinh đã thực hiện trong năm hiện tại; 2) thí sinh đã tuân thủ các phương pháp khoa học, kỹ thuật, lập trình máy tính hoặc toán học tốt đến mức nào; 3) mức độ chi tiết và chính xác của nghiên cứu được trình bày trong sổ dữ liệu và 4) các qui trình thí nghiệm có được tiến hành một cách tốt nhất hay chưa.
Giám khảo sẽ đánh giá cao một công trình được chuẩn bị kỹ càng. Họ sẽ đánh giá ý nghĩa của công trình của bạn trong lĩnh vực nghiên cứu đó; sự chu đáo của bạn và bao nhiêu phần trong ý tưởng và thiết kế thí nghiệm là tác phẩm của chính bạn.
Ban đầu, giám khảo sẽ lấy thông tin từ phần trưng bày, phần tóm lược và báo cáo nghiên cứu để hiểu biết nội dung công trình, nhưng phần Phỏng vấn sẽ quyết định kết quả của công trình của bạn. Giám khảo sẽ đánh giá cao những thí sinh có thể thuyết trình một cách thoải mái và tự tin về công việc của mình. Họ không mấy hứng thú đối với những bài trình bày và thuyết trình học thuộc lòng - họ chỉ muốn trao đổi với bạn để xem bạn nắm vững nội dung công trình từ đầu đến cuối như thế nào. Quan trọng là bạn cần phải bắt đầu cuộc phỏng vấn đúng cách. Chào hỏi giám khảo và tự giới thiệu về bản thân. Nên tạo một ấn tượng ban đầu tốt. Hình thức, thái độ tốt, trang phục và nhiệt tình với những gì bạn đang làm sẽ gây ấn tượng cho giám khảo.
Giám khảo thường hỏi một số câu hỏi để kiểm tra sự hiểu biết của bạn về công trình như: “Ý tưởng này phát sinh với bạn như thế nào?” “Vai trò của bạn là gì?” “Những gì bạn chưa làm được?” “Bạn có kế hoạch tiếp theo nào để tiếp tục nghiên cứu?” và “Những ứng dụng thực tế công trình của bạn là gì?” Nhớ rằng giám khảo cần biết liệu bạn có hiểu nguyên tắc khoa học cơ bản đằng sau công trình hay lĩnh vực chủ đề của bạn không. Họ muốn biết liệu bạn đã đo đạc và phân tích chính xác dữ liệu hay chưa. Họ muốn biết bạn có thể xác định được các nguồn sai số đối với công trình của bạn không và bạn có thể áp dụng kết quả vào thực tế như thế nào. Cuối cùng, giám khảo sẽ khuyến khích nỗ lực khoa học của bạn và những mục tiêu / sự nghiệp tương lai của bạn trong lĩnh vực khoa học. Hãy thư giãn, mỉm cười và tận hưởng thời gian học hỏi với họ và nhận sự khen ngợi cho thành quả lao động của bạn.

Tiêu chí đánh giá của Intel ISEF (điểm)


Cá nhân
Nhóm
Khả năng Sáng tạo
30
25
Ý tưởng khoa học và Mục tiêu nghiên cứu
30
25
Sự đầy đủ, kỹ lưỡng
15
12
Kỹ năng
15
12
Sự rõ ràng , mạch lạc
10
10
Làm việc theo nhóm
---
16

(Thu nhặt, thô chưa biên tập)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét