Thứ Năm, 26 tháng 2, 2015

Như thế nào là văn hay chữ tốt?

Dấu chấm, dấu phẩy,... câu văn, chủ ngữ, vị ngữ,... cấu trúc đoạn, dùng từ nào cho tốt,... căn ke từng chữ. Mới biết là để chủ biên một giáo trình (cuốn sách) nào đó là cực kỳ vất.

Đọc và nhận xét càng cực hơn, không dễ dàng bỏ qua lỗi của người khác về văn, đoạn văn được.

Thứ Tư, 25 tháng 2, 2015

7 bí quyết để trở thành lãnh đạo diễn thuyết giỏi.

Khi phát biểu trước đám đông, các tư vấn viên và báo cáo viên phải nói rất trôi chảy về mặt kỹ thuật, nhưng bản thân họ cũng có những kỹ năng căn bản nào đó. Họ phải quan sát và lắng nghe giống như một nhà lãnh đạo thực thụ, đặc biệt là khi họ đang đứng ở nơi quan trọng nhất, ví dụ như khi báo cáo về kết quả của một dự án, giải thích các xu hướng mới trong lĩnh vực bảo hiểm chẳng hạn. Để làm tốt điều này, họ có thể học hỏi kinh nghiệm nói trước đám đông từ các nhà lãnh đạo DN như các CEO, các nhà quản trị và các nhóm lãnh đạo khác.

Như vậy chính xác thì bạn phải làm gì? Trước tiên không phải là tập trung vào nói những gì mà là nói như thế nào. Nội dung trình bày của bạn không chỉ ổn về mặt kỹ thuật mà phải thật rõ ràng, hấp dẫn và thuyết phục. Nếu không, bạn chỉ là một báo cáo viên chứ không phải là một lãnh đạo.
Bí quyết 1: Nói về những ý quan trọng
Trong mọi bài phát biểu, trình bày hay truyền thông cần có một ý lớn. Đó là điều mà tất cả mọi người đều có thể nhớ. Các ý tưởng lớn có cuộc sống riêng của nó và không nhất thiết đó phải là một bài phát biểu hoành tráng. Nó được gọi là lớn bởi vì sức mạnh của nó chứ không phải vì độ dài. Bài phát biểu Gettysburg của Abraham Lincoln là một trường hợp điển hình như vậy. Chỉ có 271 từ nhưng nó đã trở thành một trong những bài phát biểu nổi tiếng nhất thế giới.
Bí quyết 2: Nói về thời điểm hiện tại
Không ai thích một bài phát biểu đã được đóng khung, chuẩn bị sẵn. Nó sẽ khiến mọi người chán nản và mất hết hứng thú. Thông điệp của bạn phải nói với mọi người về những gì đang xảy ra với họ vào thời điểm hiện tại để lôi kéo thính giả. Hãy làm sao để ngay cả khi người ta không chắc chắn về điều xảy ra ấy nhưng vẫn muốn nghe bạn nói. Để đạt được điều này hãy trình bày một cách tự nhiên và đừng lệ thuộc vào bài phát biểu đã đánh máy và công phu chuẩn bị từ trước.
Bí quyết 3: Nói đơn giản
Một sai lầm mà những người phát biểu thường hay mắc phải là họ tham lam và cố nhồi nhét quá nhiều thứ trong một bài phát biểu. Để khắc phục điều này, hãy làm cho nó đơn giản, dễ nhớ và không phức tạp.
Roger Marino, người sáng lập của tập đoàn công nghệ cao EMC, nói rằng ngày từ đầu ông đã sớm nhận thức được vai trò quan trọng của truyền thông - giao tiếp trong kinh doanh, đặc biệt là khi ông làm cho mọi thứ trở nên đơn giản. Marino nghĩ đến những vị giáo sư tài giỏi khi ông còn đi học và nhận ra rằng đó thực sự là những người truyền tải được những ý tưởng của mình theo cách mà mọi người có thể hiểu được. "Truyền thông là tất cả". Ông nói - "Bạn thực sự phải truyền tải thông điệp một cách tốt đẹp nhất tới nơi mà bạn muốn".
"Làm cho đơn giản" là cách mà ông đã học được để khiến mọi người quan tâm và bị cuốn vào chủ đề mà ông nói. Marino khẳng định: "Tôi chỉ giải thích các bước. Một báo cáo viên cũng phải thực hiện điều tương tự như vậy: đưa người nghe từ A tới B, tới C".
Bí quyết 4: Thẳng thắn
Công ty tôi từng tiến hành một cuộc điều tra về truyền thông và kết quả cho thấy: phẩm chất hàng đầu mà người ta muốn có ở một lãnh đạo là sự chân thực và liêm chính. Vì vậy, thông điệp của bạn cũng phải thật sự chân thành. Thính giả muốn lãnh đạo không chỉ là một người nói hay, nói giỏi, mà phải là người nói cho họ biết sự thực bất kể đó là điều gì. Trong môi trường kinh doanh ngày nay với quá nhiều lọc lừa, sự bất tín và xì căng đan, nhiều người mất dần niềm tin vào các tư vấn viên. Do đó, thẳng thắn, chân thành được coi là phẩm chất vô cùng đáng quý.
Bí quyết 5: Lạc quan
Với tư cách một tư vấn viên tài chính, bạn phải hướng khách hàng của mình tới những thời điểm tốt đẹp và khi gặp khó khăn trở ngại, bạn phải cân bằng thực tế đó với một tinh thần lạc quan. Một nhà lãnh đạo thực thụ phải là người nhận thức và nói được về những gì có thể xảy ra.
Khi Bill Ford đuổi việc CEO Jacques Nasser ở công ty Ford Motor vào năm 2001, công ty này đã thiệt hại hàng tỷ đô la. Nhưng tại cuộc họp báo hàng quý vào tháng 6/2003, mỗi câu hỏi đặt ra với Ford đều được công ty này trả lời với một tinh thần vô cùng lạc quan. "Chúng tôi đã trở lại thời kỳ thăng bằng. Chúng tôi cảm thấy hoàn toàn hài lòng về vị trí hiện tại và tương lai của mình". Trong vòng 20 tháng, Ford đã biến sự lạc quan đó thành sự thực bằng việc thay đổi hoàn toàn công ty.
Bí quyết 6: Tập trung vào tương lai
Trong những thời kỳ khó khăn, chúng ta tìm kiếm hy vọng ở các nhà lãnh đạo. Ông Rudy Giuliani - khi còn là Thị trưởng New York, có mặt ở trung tâm Manhattan khi chiếc máy bay đầu tiên đâm vào Trung tâm Thương mại Thế giới vào ngày 9/11/2001. Vào buổi sáng ngày hôm đó, sự nghiệp chính trị của ông đang rơi vào tình trạng "ngàn cân treo sợi tóc" khi có một bài báo nói rằng ông có tình nhân. Vợ ông khi đó rất tức giận và đã đuổi ông ra khỏi nhà.
Nhưng cũng trong ngày hôm đó, Giuliani biết ông phải làm gì. Tại nơi diễn ra thảm họa, theo đúng nghĩa đen, ông đã liều mạng mình, mắc kẹt trong đống gạch vụn trong vòng 15 phút. Quá bàng hoàng trước sự kiện khủng bố và sự đổ nát tang thương tại New York, song ông vượt qua tất cả để nói về hi vọng khi nói rằng: "Những người dân New York là những người tuyệt vời nhất trên thế giới, với cơ quan cảnh sát, phòng cháy chữa cháy và những nhân viên cấp cứu tốt nhất". Và thông điệp này đã trở thành lời hiệu triệu mạnh mẽ. Những người dân New York và thế giới đã thực hiện đúng như lời nói của ông để vượt qua cái ngày khủng khiếp ấy.
Bí quyết 7: Chân chính
Bạn sẽ cảm thấy khó khăn và tồi tệ vô cùng nếu phải diễn thuyết trước một đám đông luôn nghi ngờ và nghĩ không tốt về bạn. Ngay cả khi đó là một cuộc đối thoại hay gặp gỡ bình thường, thành kiến đó cũng đatự bạn vào tình thế bất lợi. Nhiệm vụ lúc này của bạn là tìm ra cách thức nào đó để tạo ra sự kết nối, liên hệ. Muốn vậy, phải thực hiện nó một cách chân chính.
Dan Wolf, CEO của công ty hàng không Cape Air, nổi tiếng là người thực hiện thành công bí quyết này. Ông dùng nguồn gốc xuất thân và những mối quan tâm của mình để kết nối với mọi người. Trong các cuộc gặp với nhân viên, ông có thể liên kết với từng cá nhân, từ anh phi công, đến thợ máy hay những người làm kinh doanh.
"Tôi sử dụng những câu chuyện hài hước để tự xóa bỏ định kiến của người khác. Tất cả những kỹ năng về tổ chức của tôi không hoàn hảo nhưng đó lại là chất liệu hoàn hảo cho những câu chuyện hài hước". Những lãnh đạo giỏi luôn tìm ra cách để làm cho mình "người" hơn, gần gũi với mọi người hơn mà vẫn duy trì được thẩm quyền.
Các nhà lãnh đạo diễn thuyết thành công không trở thành những nhà lãnh đạo hàng đầu nhờ may mắn. Họ trở thành những nhà diễn thuyết tuyệt vời vì họ chọn để trở thành như vậy.

10 bí quyết trở thành người lãnh đạo tuyệt vời

Dưới đây là 10 lời khuyên bạn nên thực hiện để có thể trở thành một nhà lãnh đạo ngày một hiệu quả hơn. Hãy chọn một trong số đó. Ứng dụng ngay hôm nay. Những điều còn lại bạn sẽ từ từ thực hiện từng ngày. Chắc chắn bạn sẽ trở thành một người lãnh đạo tốt hơn, hiệu quả hơn trong vòng hai tuần.

1. Lựa chọn những người tốt nhất
Với tư cách là một nhà quản lý, bạn phải làm tốt mọi việc như mọi người trong nhóm của bạn. Vì vậy, hãy tạo cho mình cơ hội thành công hơn bằng cách lựa chọn những người tốt nhất ngay từ ban đầu.

Bạn nên tìm đọc Cuốn “Những câu hỏi để hỏi cho phỏng vấn xin việc” (Job Interview Questions to AsK) để học hỏi thêm cách tuyển dụng những ứng viên tài năng cho công việc.

2. Hãy là người khuyến khích
Mọi việc chúng ta làm vì lý do đơn giản là chúng ta muốn. Đôi khi, chúng ta muốn làm chỉ vì kết quả của việc không muốn đó sẽ khiến ta không hài lòng. Tuy nhiên, hầu hết thời gian mà chúng ta dành để làm mọi việc bởi những điều mà ta muốn tránh đi.

Không có sự khác biệt nào trong công việc, người làm việc tốt vì thù lao xứng đáng, vì thân thế hoặc vì một sự công nhận nào đó. Trái lại, những công việc không mấy tốt đẹp phục vụ cho mục đích ngồi chơi xơi nước mà vẫn có tiền. Người lao động cố gắng làm việc chẳ chỉ để muốn gây ấn tượng với ai đó. Vì thế, để thúc đẩy họ làm việc tốt hơn, hãy chỉ ra những điều mà họ muốn và bạn sẽ đáp ứng họ như thế nào để làm những  việc mà bạn muốn.

3. Xây dựng nhóm làm việc của bạn
Sẽ không thực sự đầy đủ để nói rằng thúc đẩy nhân viên để đạt hiệu quả công việc. Tất cả nhân viên đều làm việc với nhau trong cùng một nhóm để đạt được mục tiêu của cả nhóm. Phải gạt bỏ cái tôi cá nhân. Hòa mình vào công việc chung của toàn nhóm.

4. Hãy là lãnh đạo chứ không chỉ là người quản lý
Thực tế bạn đã tạo dựng một nhóm làm việc hiệu quả từ những nhân viên tốt nhất hiện thời. Bạn đã thúc đẩy họ đạt được năng suất cao nhất. Vậy điều gì còn thiếu? Thúc đẩy một nhóm làm việc sẽ trở nên vô giá trị nếu bạn không vạch ra một phương hướng nhất định; hay bạn không lái nhân viên của bạn theo mục đích đã đề ra. Nó chính là khả năng để lãnh đạo những người khác để làm nên một người quản lý thực sự khác biệt với những người cùng địa vị. Hãy nhớ rằng: trong một tổ chức, người lãnh đạo có thể ở trong các phòng ban, có thể là một ai đó trong số nhân viên, các cấp. Tại sao người đó không phải là bạn?

5. Hoàn thiện khả năng Truyền đạt
Truyền đạt được coi là một trong những kỹ năng quan trọng nhất của người làm công tác quản lý. Mọi thứ sẽ phụ thuộc vào điều này. Chắc chắn bạn sẽ không thể trở thành người chỉ huy nếu như bạn không thể truyền đạt được tầm nhìn của mình. Sẽ là vô hữu hiệu khi bạn khuyến khích nhân viên của mình mà họ lại không hiểu những gì bạn phát ngôn. Bạn hoàn toàn có thể hoàn thiện kỹ năng này bằng việc luyện tập qua các tình huống thực tế hàng ngày.

6. Học cách quản lý ngân sách
Một công ty muốn kinh doanh dài lâu cần phải trường vốn. Điều đó có nghĩa, bạn sẽ phải cân bằng giữa đầu vào và đầu ra, chi phải ít hơn doanh thu. Căn cứ vào vai trò và trách nhiệm của bản thân trong tổ chức, bạn sẽ có tầm ảnh hưởng ở một quy mô nào đó, và bạn phải hiểu được điều này. Bạn sẽ là người hỗ trợ cho công ty, các nhân viên, và ngay cả chính bản thân bạn trong việc quản lý ngân sách của công ty.

7. Học cách quản lý thời gian
Có một thứ còn ít hơn ngân sách trong công việc đó là thời gian. Do đó, bạn cần biết làm thế nào để quản lý thời gian để đạt hiệu quả cao trong công việc của mình.

8. Hoàn thiện chính mình
Kinh nghiệm xương máu là hãy đừng quá chú ý đến những nhân viên của bạn mà quên đi chính bản thân mình. Hãy xác định những điểm yếu của mình, rồi hoạn thiện nó hàng ngày, hàng giờ.

Sau đây là một vài gợi ý:

+ Hãy là người đúng giờ trong mọi cuộc hẹn
+ Ngừng mọi việc, thư giãn và refresh bản thân
+ Đừng coi thường người khác
+ Hãy suy nghĩ  những gì bạn làm không phải là sự khó khăn, mà là những gì bạn sẽ gặt hái được
+ Hãy học từ những lỗi lầm của người khác
+ Hãy làm việc bắt đầu từ những điểm yếu
+ Dám ước mơ
+ Chú ý những khả năng tiềm ẩn
+ Đừng bao giờ hạn chế bản thân
+ Chính bạn có thể tạo ra sự khác biệt

9. Thực hiện quản lý có đạo đức
Những người mang trọng trách quản lý thường phải đối mặt với những trường hợp khó xử liên quan đến vấn đề đạo đức.  Nhưng để tồn tại lâu với nghề, bạn cần phải có những quyết định sáng suốt và có đạo đức. Có như vậy bạn mới là người quản lý thành công.

10. Hãy nghỉ ngơi, thư giãn
Công việc của bạn sẽ thực sự kém hiệu quả nếu như bạn bị stress quá nặng nề. Hậu quả là: bạn sẽ kém sức chịu đựng, dễ nổi cáu với mọi người, dẫn đến sẽ không ai muốn ở gần bạn. Liều thuốc lúc này là NGHỈ NGƠI. Khi quay trở lại công việc, năng suất lao động hiệu quả công việc sẽ tăng lên gấp bội và bù đắp cho quãng thời gian mà bạn đã bỏ qua. Hãy tự thưởng cho mình một kỳ nghỉ, thư giãn đầu óc, và nạp năng lượng cho bản thân. Hãy cười sảng khoái hay lựa chọn một bãi biển đẹp xinh để tận hưởng những ngày tuyệt vời!

Lời cuối cùng
Quản lý là một nghệ thuật. Không ai có thể tự biết mọi thứ mà không phải học hỏi. Bạn có thể hoàn thiện để trở thành một nhà quản lý bằng cách làm việc tốt hơn mỗi ngày. Hãy ghi nhớ 10 lời khuyên trên đây và thực hiện nó dần dần trong 2 tuần. Chắc chắn nó sẽ đem lại cho bạn những điều bất ngờ và thú vị! Còn chần chừ gì nữa! Bắt đầu thôi nào!

16 cách để giảm cơn giận dữ

II. Liều Thuốc Giải Ðộc Cơn Giận Dữ

Quy luật đầu tiên

Thiền định (Sati) là kẻ gác cổng đầu tiên và trung thành nhất chống lại cơn nóng giận và tất cả những trạng thái không lành mạnh của đầu óc. Thế chánh niệm là gì? Nó là sự hiện diện của trí tuệ, sự nhận thức, biết được rành mạch việc đang diễn ra đúng tại từng thời điểm. Vì thế, khi cơn giận nổi lên, bạn phải chánh niệm, bạn phải nhanh chóng nhận định trong cơ thể bạn cơn giận đang trổi dậy. Bạn phải chỉ định, nhận biết và tự nói trong đầu: "A! tôi giận. Tôi đang giận" hoặc bạn có thể chỉ định ngắn như "Giận, giận". Hay nếu bạn không muốn đặt tên, bạn có thể cảm nhận đang có sự hiện diện của cơn giận trong cơ thể.

Vì thế khi chỉ định, cơn giận bị lôi kéo, chỉ trích ra và có sự nhận thức. Ðây là hành động nhận biết giúp đỡ để kiểm tra cơn nóng giận. Tại sao chúng ta phải chỉ định nó? Bởi vì khi cơn giận nổi lên, nó thường nhấn chìm chúng ta, thậm chí trước khi chúng ta nhận biết nó. Nó làm cho đầu óc của chúng ta bị lu mờ và làm tổn hại nhiều đến sự suy xét của chúng ta. Nói khác đi, giận dữ áp chế đầu óc của chúng ta. Lúc đó thật sự chúng ta không nhận biết gì cả, suy cho cùng lúc đó tâm thái tâm thần của chúng ta đang nổi giận. Chúng ta bị cơn giận dữ làm héo mòn, chúng ta phải đối phó và chống cự lại nó. Nét mặt của chúng ta thay đổi và bắt đầu gắt gỏng, khoa tay múc chân hay thậm chí chúng ta la hét những người xung quanh. Chánh niệm kiểm soát tất cả những hiện tượng trên. Nó ngăn cản không cho cơn giận dữ nhấn chìm chúng ta. Sự hiện diện của trí tuệ là sự cần thiết nhất cho đầu óc. Chỉ có hành động hiểu biết giúp làm dịu cảm giác đang nung nóng. Thay vì đối phó và chống cự lại sự giận dữ, chúng ta sẽ quan sát chúng. Chúng ta sẽ quan sát cảm giác nóng, xúc động. Và trong khi quan sát theo dõi đó, cơn giận dữ lắng dịu xuống đầu tiên nó sẽ yếu đi và dần dần xẹp xuống.

Hơn nữa, khi chúng ta quan sát cơn nóng giận, chúng ta không để ý đến bất cứ người nào, vật thể nào hay điều kiện xung quanh ta đang gây cho chúng ta nóng giận. Thay vào đó, chúng ta theo dõi trạng thái tinh thần diễn ra trong thâm tâm chúng ta, theo dõi sự hiện diện của cảm giác hay cảm xúc nóng giận. Nói một cách logic, khi sự chú tâm của chúng ta chuyển từ đề mục (Ví dụ: tác nhân gây nên) giận dữ sang sự nhận thức tốt đẹp của chính sự nóng giận, chẳng hạn như xúc cảm, cơn giận dữ sẽ yếu đi. Bởi vì nếu chúng ta tiếp tục tập trung vào một vật thể (chẳng hạn như một người nào đó), chúng ta sẽ giận dữ, và thật chất sẽ càng nóng giận hơn. Nhưng dưới ánh sáng chói chang của thiền định, giận dữ không thể phát triển hơn nữa. Nó bị kiểm soát, và với việc tiếp tục chỉ định, nó ngày một yếu dần và cuối cùng xẹp xuống.

Và một điều vô cùng thú vị nữa là sự lắng dịu cơn giận dữ đến mà không cần sự đè nén hay áp lực nào. Bạn không cần phải nghiến răng, siết chặt nắm tay hay dựa vào ý chí, tinh thần để chiến thắng cơn giận dữ. Thay vào đó, khi bạn chỉ định, cơn giận dữ sẽ yếu đi và biến mất. Ðặc biệt điều này có thể được thấy rõ trong sự tập trung thiền định, khi sự tập trung của người thiền định ở mức cao độ có thể đánh gục kẻ thù giận dữ hay trạng thái tinh thần không lành mạnh khác bằng hành động chỉ định.

Một lợi ích khác mà chánh niệm mang đến đó là nó cho phép chúng ta ngưng và có quyết định hay hành động đúng sự việc. Khi chúng ta chỉ định và nhận biết đang giận dữ, chúng ta sẽ không bị cảm xúc chi phối. Chúng ta có thời gian để suy nghĩ và quyết định hành động khôn ngoan. Trong khoảng thời gian như thế, chúng ta có cơ hội để luyện tập. Yoniso manasikàra mà Ðức Phật gọi đó là sự suy ngẫm của trí tuệ hay sự xem xét thích đáng. Nếu cơn nóng giận hoàn toàn không lắng dịu ngay từ lúc đầu chỉ định, lúc đó chúng ta có thể luyện tập thiền Yoniso Manasikàra bằng cách suy ngẫm những bộ mặt tội lỗi và những điều có hại khi giận dữ. Trong quá trình suy ngẫm, cơn giận dữ của chúng ta hiển nhiên sẽ yếu đi và khi đó chúng ta càng thuyết phục được dễ dàng cơn giận khó ưa và giận dữ dần dần sẽ lắng dịu. Một sự khao khát không muốn nóng giận hay không muốn tiếp tục nóng giận nữa sẽ dâng lên. Và cuối cùng, cơn giận dữ sẽ biến mất.
Vì vậy, quy luật đầu tiên là luyện tập chánh niệm. Nếu bạn có thói quen tập trung niệm vào những thay đổi quan trọng trong trạng thái tinh thần, bạn có thể trở thành người có thể nắm bắt được cơn giận dữ ngay lập tức khi nó nổi lên. Bạn có thể cảm nhận và biết được rằng cơn giận dữ của bạn đang phát triển, và dựa vào điều hiểu biết đó, bạn có thể sớm dập tắt nó từ khi mới chớm nở, hoàn toàn loại bỏ nó ngay trước khi nó có thể thể hiện trên nét mặt hay trong những hành động của bạn. Ðó là sự thần kỳ của chánh niệm. Nó có thể hạ gục ngay lập tức trạng thái không lành mạnh của tinh thần.

Vấn đề kế tiếp là trong những phương cách khác nhau, chúng ta chọn lựa (đối chiếu) như thế nào để loại bỏ cơn giận dữ. Chúng ta không thể xua đuổi nó một cách triệt để qua chánh niệm. Có rất nhiều phương pháp để chúng ta có thể lựa chọn, đối chiếu.

Ở quyển sách này chúng tôi sẽ nghiên cứu sự khác nhau giữa chúng, và chúng tôi tin rằng nếu bạn đọc quan tâm, theo thời gian bạn sẽ đọc đến trang cuối cùng, và hoàn toàn nhận ra sự phiền toái, rắc rối và sự vô nghĩa của giận dữ. Bạn sẽ không bao giờ muốn nổi giận nữa. Sự kết án đơn độc này sẽ có ích cho bạn, qua đó tâm của bạn được dễ dàng hướng đến sự thân thiện giữa người với người, không còn nóng giận nữa, luôn giữ bình tĩnh và vui vẻ. Với những ước muốn và những quyết định lành mạnh, đúng đắn, lúc này bạn có khả năng giảm được tính nóng giận. Hơn nữa, cơn giận dữ nổi lên liên tục khi nó vẫn còn được xảy ra, nó sẽ không còn sức mạnh và bạn cũng có khả năng nhớ lại và ứng dụng tất cả những phương thuốc giải độc khác nhau dựa theo những điều chúng tôi sẽ thảo luận dưới đây.

Một điều ghi nhớ là trong lúc chánh niệm và suy nghĩ trong trí tuệ, không có sự đè nén trong quá trình kiểm tra cơn giận. Một điều hiển nhiên, có khá nhiều cơn giận dữ được dịu xuống trong quá trình chánh niệm hay sự suy ngẫm. Ðối với các nước phương Tây, đôi khi họ nghĩ rằng nếu chúng ta nén giận, thì điều đó sẽ không tốt cho sức khỏe của chúng ta. Vì thế theo trường phái này, biểu lộ giận dữ để thư giản sự căng thẳng là điều tốt. Tuy nhiên, cũng có những trường phái khác cho rằng biểu lộ cơn giận quá mức cũng sẽ có hại. Trong dù trường hợp nào, để cho tự bản thân "bùng nổ" vì thư giản sự căng thẳng sẽ không phù hợp. Với phương pháp của người Phật-tử , Ðức Phật không chỉ dẫn hay cho phép làm điều đó. Ngược lại, Ngài dạy chúng ta hãy hóa giận thành yêu, thả lỏng cơn giận dữ của chúng ta, chúng ta đang khai mở một đầu óc đầy ô trượt hơn và đang tạo nghiệp xấu hơn. Trong lúc phải gáng trách nhiệm cho hành động làm hại hay tổn thương người khác. Ở mức độ cao nhất, người ta dập tắt cơn giận và những nạn nhân đôi khi là những thành viên vô tội trong cộng đồng. Phương pháp dành cho những người Phật tử mà chúng tôi bàn luận ở đây không liên quan đến sự nén giận. Sự chánh niệm mà đã đề cập đến không dính líu đến sự đè nén, đó chỉ là sự nhận biết trạng thái tinh thần đang diễn ra trong chúng ta. Nhận biết và quan sát cơn giận nguôi dần theo hướng tự nhiên. Và ứng dụng sự suy nghĩ trong trí tuệ cũng kiểm soát cơn giận mà không cần áp lực của sự đè nén.

Kiên định trong lúc hành trì tâm trạng bình lặng


Nghệ thuật điềm tĩnh và giữ tâm trạng bình yên đã hoàn toàn mai một trong thế giới hiện đại của chúng ta. Cuộc sống bề bộn, lo toan, chú trọng đến việc tạo ra vật chất, bừa bãi sản xuất và tiêu dùng, vẻ hấp dẫn hào nhoáng bên ngoài, quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng, và nhiều vấn đề khác trong cuộc sống hiện đại đã góp phần vào sự xói mòn phẩm chất đạo đức và giá trị tinh thần. Chúng ta cũng gây tổn hại cho tinh thần của chúng ta, chúng ta luôn bị áy náy, lo âu, tâm trạng bối rối, băn khoăn, sợ hãi và giận dữ.

Ở mức độ cao, chúng ta thiết lập một mức cân bằng của sự phát triển tinh thần, sự đơn giản, sự điềm tĩnh và hoàn cảnh yên tĩnh. Ðể phát triển sự điềm tĩnh này, kỷ luật của thiền định là không có giá trị. Áp dụng thiền định chánh niệm là phương pháp tối ưu. Tuy nhiên, nó không nằm trong phạm vi vấn đề đi sâu vào chi tiết của thiền định chánh niệm. Nó có thể được góp nhặt từ những quyển sách khác nhau cho cùng một chủ đề, phương pháp thiền định về lòng yêu thương độ lượng cũng là cách luyện tập tuyệt vời, mà đặc biệt có hiệu quả chống lại tất cả những hình thức giận dữ, oán thù và hèn nhát. Nó áp dụng lý tưởng cho những ai có tính khí giận dữ, oán thù. Cho nên, chúng tôi sẽ bày giảng phương pháp thiền định về lòng yêu thương-độ lượng ở những chương sau.

Trong khi đó, điều quan trọng là chúng ta cố gắng trau dồi và duy trì một tâm trạng bình lặng và giữ được sự thư thái mọi lúc mọi nơi. Nếu chúng ta nhất quán và quyết tâm nổ lực để làm điều này thì rất ít có khả năng chúng ta bị mất bình tĩnh hay kích động do những cảm xúc xáo trộn gây ra, chẳng hạn như cơn giận dữ. Vì vậy, từ ngay bây giờ chúng ta nên cố gắng duy trì tính điềm tĩnh và kiên định trong mọi hành vi cử chỉ của chúng ta. Chúng ta nên cố gắng nói ôn hòa và có suy xét, không nên ồn ào kích động. Chúng ta nên dùng chánh niệm để kiểm tra tâm trạng bối rối, lo âu và kích động khi chúng nổi lên. Chúng ta nên giữ cơ thể của chúng ta trong trạng thái bình tĩnh và ôn hòa. Chúng ta nên tiếp tục những hoạt động hàng ngày theo tính ôn hòa, suy xét và quyết tâm rồi ta sẽ tiến đến chứng nghiệm được một thế giới bình an, yên tĩnh tràn đầy thú vị. Trong lúc trạng thái ôn hòa và tĩnh lặng, bạn sẽ tìm thấy được quyền lực và khả năng đạt được công việc và mục tiêu của bạn.

Vì thế liều thuốc "giải độc" thứ hai là trau dồi và duy trì trạng thái điềm tĩnh và ổn định. Thánh Abba-Dorotheus, người đã trải qua nhiều năm nghiên cứu đã nói: "Những việc gì vượt ra ngoài tầm tay của bạn, thậm chí nếu vấn đề đó lại rất cấp bách và đòi hỏi hết sức thận trọng, tôi sẽ không tranh luận hay không để tâm trạng bị lo âu, bối rối. Có một điều chắc chắn rằng mọi thứ bạn làm dù lớn hay nhỏ chỉ giải quyết được 1/8 của vấn đề, trong khi đó giữ tâm trạng không bị quấy rối, thậm chí ở tâm trạng đó ta cũng nên chấp nhận chịu thua để đạt được mục đích thì lúc này cơ hội còn lại là 7/8. Vì vậy, nếu bạn bận rộn vì vài công việc nào đó và muốn làm nó một cách hoàn hảo, cố gắng đạt được nó. Như tôi đã nói ở trên bạn chỉ giải quyết được 1/8 của vấn đề mà thôi, và cũng lúc đó nếu bạn giữ tâm trạng của bạn không bị tổn hại thì sẽ có cơ hội thành công 7/8. Tuy nhiên, nếu để đạt được mục đích của công việc chắc chắn bạn sẽ làm chính bản thân bạn bị mất bình tĩnh và tổn hại hay gây ra nhiều phiền toái khác nửa do việc tranh luận với kẻ khác, lúc này bạn sẽ làm mất 7/8 cơ hội chỉ vì bảo vệ 1/8 lợi ích?

Hãy xem xét ví dụ điển hình của Ðức Phật


Là một người Phật-tử, chúng ta nên xem xét những lời khuyên và ví dụ của Ðức Phật, Ðức Phật đã biểu lộ sự kiên nhẫn để đối phó với muôn ngàn sự khiêu khích, trêu chọc. Ngài không bao giờ nổi giận thay vào đó Ngài luôn ban phát lòng yêu thương đến chúng sinh, ngay cả đó là những kẻ làm hại Ngài. Ngài không hề nổi giận khi Devadatta cố tìm mọi cách giết hại Ngài, khi Cinca cố tình buộc tội giả Ngài đã gây ra cho nàng có thai, hoặc khi các giáo phái khác cố tình buộc tội giả Ngài giết chết một người nữ qua đường.

Không chỉ ở kiếp cuối cùng mà ở những tiền kiếp khi là Bồ-tát (tức là vị Phật tương lai), Ðức Phật đã biểu lộ sự kiên nhẫn và sức chịu đựng vĩ đại. Câu chuyện Khantivàdijàtaka (câu chuyện về nguồn gốc của những người hành nghề kiên nhẫn) đã chứng minh tính kiên nhẫn phi thường của Bồ-tát. Trong câu chuyện đó kể về một ông vua Kalabu độc ác đe dọa Bồ-tát mà sau này trở thành một người tu khổ hạnh. Vua Kalabu hỏi "Này kẻ sống ẩn dật, Ngươi dạy cái gì?" Bồ-tát trả lời

"Thưa Ngài, tôi dạy cho người ta tính chịu đựng, kiên nhẫn".
"Thế tính chịu đựng, kiên nhẫn là gì?"
"Ðó là trạng thái không nóng giận khi người khác quyền rủa hay đánh đập hoặc sỉ vả mình".

Ðức vua nói tiếp: "Thế bây giờ tôi muốn nhìn thấy tính chịu đựng, kiên nhẫn thật sự của ông" và ra lệnh cho người hành hình quất vào người Bồ-tát. Người hành hình quất Bồ-tát cho đến khi da của Ngài nứt và máu tuôn chảy. Vua Kalabu lại hỏi Bồ-tát: "Ông Tăng sĩ kia, Ngươi dạy cái gì?"

Bồ-tát đáp lại: "Tôi dạy cho người ta tính chịu đựng, kiên nhẫn, thưa Ngài. Nhưng Ngài lại nghĩ tính chịu đựng, kiên nhẫn của tôi chỉ ở bên ngoài. Tính chịu đựng, kiên nhẫn của tôi không ở bên ngoài, Ngài không thể thấy được đâu vì tính kiên nhẫn, chịu đựng của tôi đã ẩn sâu, bám chặt vào tim tôi".
Vì tính quá ích kỷ, nhà vua ra lệnh cho người hành hình chặt tay và chân của Bồ-tát. Người hành hình đã thi hành mệnh lệnh và thế là Bồ-tát chảy máu đầm đìa.
Nhà vua lại mắng Bồ-tát: "Người dạy cái gì?"

"Thưa Ngài, tôi giảng dạy tính kiên nhẫn và chịu đựng. Nhưng tôi nghĩ sức kiên nhẫn và chịu đựng ở trong tay và chân của tôi. Nó không chỉ tồn tại ở đó mà đã ẩn sâu, bám chặt vào từng thới thịt, quyện vào dòng máu của tôi."

Nhà vua lại tiếp tục ra lệnh: "cắt tai và mũi của hắn" và người hành hình đã tuân theo. Toàn thân của Bồ-tát đẫm đầy máu. Nhà vua cũng hỏi lại câu hỏi đó, Bồ-tát cũng trả lời y như trước "Thưa Ngài, tôi dạy tính kiên nhẫn và sức chịu đựng. Nhưng Ngài đừng nghĩ rằng sức chịu đựng và tính kiên nhẫn của tôi nằm ở trong tai và mũi mà nó đã ăn sâu vào tim tôi".

"Nhà ngươi có thể ngồi xuống và hãy tán dương sức chịu đ?ng, kiên nhẫn của Ngươi" và sau đó nhà cua đã đá vào Bồ-tát và ra đi trong dáng vẻ chiến thắng.
Người tổng binh chứng kiến câu chuyện từ đầu đến cuối đã lau chùi máu chảy trên người của Bồ-tát, băng những vết thương ở tay, chân, lổ tai và mũi, và van xin Bồ-tát hãy tha thứ mọi chuyện. "Hỡi ẩn sĩ, nếu Ngài có nổi giận, hãy nổi giận riêng với Ðức vua và đừng nổi giận Vương quốc này."

Bồ-tát đáp lại rằng " tôi không nổi giận với ai cả, cũng không nổi giận Ðức vua vì Người đã làm tổn thương tôi. Tôi chỉ mong muốn rằng: một ông vua trị vì lâu dài thì cũng giống như tôi sẽ không bao giờ nổi giận". Và Bồ-tát đã chết trong ngày hôm đó. Người ta nói rằng vì bản tính độc ác, nhà vua bị sét đánh và tái sinh vào cõi avìvi, cõi địa ngục.

Vì thế, nói đến sức kiên nhẫn và tính không khơi dậy cơn giận dữ của Bồ-tát là nguồn cảm hứng và bài học cho tất cả chúng ta. Vì vậy là những người Phật-tử , nếu chúng ta muốn trở thành môn đồ của Ðức Phật, chúng ta phải cố gắng chú ý thực hành theo những lời khuyên bảo của Ngài. Vì ngay ở kiếp cuối cùng, Ngài vẫn mỉm cười trên những lằn cưa. Ngài nói cho dù tên trộm có cưa hoặc cắt tay chân của chúng ta, chúng ta cũng không nên nổi giận mà chúng ta hãy ban phát yêu thương độ lượng đến với họ và hãy cầu mong rằng: "tất cả chúng sanh và những tên trộm này sẽ thỏa mãn và hạnh phúc". Không nghi ngờ gì cả, đây là lời khuyên khó nhất để thực hiện nhưng nó đã cho chúng ta hiểu rằng: "trong lời dạy của Ðức Phật không có chổ đứng giành cho sự giận dữ". Và chúng ta sẽ thực hành tốt để tim ta tràn ngập lòng yêu thương và tống khứ ra tất cả những cơn sân si. Cho nên hãy nghĩ rằng lần tới chúng ta sẽ giữ cân bằng trạng thái tốt hơn để kiểm tra tính nóng giận của chúng ta khi nó nổi lên.

Hãy nghĩ rằng rồi một ngày nào đó tất cả chúng ta phải chết


Cuộc đời chỉ là cái bóng di động, một diễn viên tồi, vinh váo, cáu kỉnh những giờ diễn của anh trên sân khấu và rồi không còn ai nhắc đến nữa. Ðó là câu chuyện do thằng ngu kể, tràn ngập âm thanh, thác loạn, không có gì đặc sắc cả.- Shakespeare, Macbeth.

Có những kẻ không biết rằng mọi người sống trong thế giới này rồi cũng phải chết. Còn những kẻ biết, thay vì họ tranh cải thì giữ điềm tĩnh.-- Phật ngôn.


Ở những vần thơ trên, Shakespeare gợi cho chúng ta nhớ rằng đôi khi trong cuộc sống của chúng ta phải sống trong sự tổn thương, tử vong và trong những hành động ngu xuẩn. Và qua lời nói của Ðức Phật cũng đúng lúc nhắc nhở rằng sự hiện diện hiển nhiên khắp nơi của thần chết đang bám sát chúng ta từng bước. Ðúng vậy, chúng ta không phủ định đó là sự thật, trong lúc chúng ta giận dữ, kích động, chúng ta thường quên rằng một ngày nào đó liệu chúng ta có chết không? Nhưng khi suy nghĩ về cái chết, chúng ta thường nói với chính bản thân chúng ta rằng: "A! Có đáng giận không? Ðời người quá ngắn mà, chẳng bao lâu tất cả chúng ta đều phải chết. Nổi giận hay lo âu cũng chẳng đi đến đâu, chỉ làm cho chúng ta phiền thêm mà thôi. Vì thế mình hãy làm những việc đừng mang đến phiền muộn cho mình. Mình hãy sống an phận với chính bản thân mình và thế giới, mọi người xung quanh. Suy cho cùng mình không động ta thì ta không động mình ... Với lối suy nghĩ khôn ngoan như thế bạn có thể nguôi dần và đi đến quyết định chiến đấu lại với cơn giận dữ.

Thật ra, ít nhất mỗi ngày một lần chúng ta ngẫm về cái chết cũng là điều tốt. Ðức Phật dạy chúng ta maranasati (ngẫm về sự chết) để chúng ta có thể phát triển cảm giác cấp bách trong thiền định và việc trau dồi trí tuệ. Suy ngẫm về cái chết cũng sẽ khởi dậy, thúc đẩy chúng ta cố gắng sống một cuộc sống đầy ý nghĩa và trách nhiệm, không phung phí thời gian nhầm mưu cầu những việc không mang lại lợi ích. Ðối với Vipassanà, thiền sư Joseph Goldstein nói: "Nếu chúng ta đón nhận cái chết như là vị cố vấn của chúng ta, mỗi thời khắc chúng ta sẽ sống với quyền lực và viên mãn. Chúng ta sẽ đóng góp phần sức lực cuối cùng cho nhân loại".

Vì thế, hãy luôn nhớ rằng: "Cuộc sống là tạm bợ nhưng tử là điều hiển nhiên" hoặc "Than ôi! Cuộc sống của con người thật là ngắn ngủi, luôn bị giới hạn và phù du, tràn đầy thương đau và thống khổ". Con người phải hiểu một cách khôn ngoan, hãy làm điều tốt và hướng đến cuộc sống thánh thiện, bởi con người không ai thoát khỏi cái chết?

Hãy nhìn lại bạn về những hậu quả của giận dữ nguy hại

Bạn không muốn hại bản thân bạn chớ? Dĩ nhiên, không ai muốn hại chính mình. Nhưng khi chúng ta nổi giận, chúng ta thật sự đang làm hại chính bản thân mình. Trong quyển sách hướng dẫn thiền định Visuddhi Magga (Thanh tịnh đạo) có nói: "Trong lúc giận dữ với kẻ khác, có thể bạn làm tổn thương hoặc không làm thương anh ta, nhưng một điều chắc rằng bạn đang tổn thương. Và khi nổi giận bạn giống như người muốn đá vào kẻ khác và đang nắm cục than đỏ rực hoặc cục phân hôi thối và vì thế trước tiên bạn bị phỏng hoặc làm cho bản thân bạn bị hôi thối". Ôi! Ðã có người ngu xuẩn hơn bạn rồi! Ðúng vậy, chúng ta nổi giận, có thể làm hại hoặc không làm hại kẻ khác nhưng có điều chắc chắn rằng chúng ta đang làm hại chính bản thân chúng ta. Làm hại như thế nào? Trước tiên, chúng ta đang đầu độc vào đầu óc chúng ta qua những lần nổi giận, vì giận dữ (dosa) là trạng thái tinh thần không lành mạnh và trong lúc nóng giận, chúng ta đang làm tổn thương và làm ô nhiễm đầu óc của chúng ta. Là người Phật-tử, chúng ta nên biết rằng bất kỳ trạng thái không lành mạnh nào của tinh thần cũng dẫn đến những hậu quả xấu (akusala vipàka). Vì thế nếu chúng ta không muốn quả xấu, thế thì phải khôn ngoan lèo lái ra khỏi cơn sân si và tất cả những trạng thái không lành mạnh của tinh thần.

Như chúng tôi đã đề cập ở trước, trạng thái tinh thần cũng liên quan đến sức khỏe của cơ thể. Qua sự nghiên cứu của Paul Pearsall, một bác sĩ người Mỹ thì "Mỗi suy nghĩ và cảm giác đi cùng với trận mưa hóa học của não mà nó sẽ ảnh hưởng đến hàng triệu tế bào". Ông còn nhấn mạnh rằng: "sức khỏe của chúng ta có thể tiến triển theo sự điều khiển quá mức của xúc cảm". Trong quyển sách "Siêu miễn dịch" của bác sĩ Pearsall có viết: "Những vật vô hình như :suy nghĩ và cảm giác có thể gây ra bệnh tật và làm cho cơ thể trở nên khỏe mạnh ... Những vi trùng, mầm bệnh liên tục lởn vởn quanh chúng ta, nhưng chúng không trú và bám chặt nếu địa thế không thích hợp. Ðịa thế này được bồi bón bởi suy nghĩ, cách nhận thức, cảm giác và sự cảm nhận."

Một bác sĩ khác, U Aung Thein đã giải thích trên tạp chí "Sinh học và sự thiền định của người Phật-tử" rằng những xúc cảm không lành mạnh có thể phá rối sự cân bằng sinh hóa học của cơ thể. Những chất hóa học do cơ thể tiết ra là kết quả do những xúc cảm gây ra chúng có thể ảnh hưởng bất lợi đến những cơ quan khác, chẳng hạn như: tuyến giáp vùng thượng thận, vỏ não, bộ máy tiêu hóa và sự tái sanh những tế bào khác.

Lấy ví dụ: giận dữ là nguyên nhân của việc tiết ra chất hóa học epinefrine mà có tác dụng ngược lại làm tăng áp huyết, tim đập nhanh và tiêu hao lượng oxygen kéo dài hoặc sự xuất hiện thường xuyên của những trạng thái tinh thần không lành mạnh có thể gây ra những căn bệnh vặt như : loét trong hệ thống tiêu hóa, chứng khó tiêu, những vấn đề về tim và thậm chí gây ra ung thư.

Nhận thấy những hậu quả nguy hiểm của giận dữ và những trạng thái tinh thần không lành mạnh tác động lên cả tinh thần và cơ thể, chúng ta phải càng nhanh chóng quyết định loại bỏ những xúc cảm tiêu cực này. Chúng ta phải nhanh chóng cố gắng tống khứ chúng ra khỏi đầu óc của chúng ta khi chúng nổi lên. Quyết định hành tính kiên nhẫn và giữ tinh thần thư thái ở mọi hoàn cảnh.

Hãy soi gương


Nam hay nữ khi nổi giận đều rất xấu. Nếu bạn soi gương thấy vẻ mặt nhăn nhó của bạn khi nổi giận, chắc rằng bạn sẽ không thích. Có lẽ tất cả chúng ta ai cũng có cái gương nhỏ bỏ trong túi để khi chúng ta nổi giận có thể nhanh chóng rút ra soi xem dung nhan xinh đẹp của mình khi nổi giận. Có thể đó là liều thuốc giải độc tức thì trong việc dập tắt những ngọn lửa sân trong bản thân ta.

Ngay cả là một hoa hậu nếu cô ta có thói quen hay nổi giận thì dần dần theo thời gian cũng tàn phai xấu xí. Những vết nhăn sẽ xuất hiện trước tuổi khi cô ta luôn cau có. Hoặc trên khuôn mặt của cô ta luôn biểu lộ sự không thiện cảm, luôn cãi cọ, kiếm chuyện làm cho kẻ khác luôn muốn tránh xa. Ngược lại, một người luôn mỉm cười và bản thân luôn hiền lành, ít khi nổi giận, luôn có một tình yêu chân thật. Anh ta hoặc cô ta đi đến đâu đều được mọi người nồng hậu tiếp đón và quý mến.

Những người ở kiếp này xấu xí là do ở kiếp trước họ luôn sân si. Luật tạo hóa ra nghiệp có viết rằng: những ai mang lòng oán giận hay tính khí giận dữ nếu kiếp sau được tái sinh làm người sẽ có diện mạo xấu xí hoặc thậm chí rất gớm ghiếc. Vì thế chúng ta là những người Phật-tử, tin vào luật tạo hóa ra nghiệp chướng và đó là luật tự nhiên gieo nhân nào thì gặt quả đó. Chúng ta phải biết kiềm chế thoát ra khỏi cơn sân si. Nếu bạn nổi giận, hãy nghĩ đến những nghiệp xấu mà có thể xảy ra với bạn và bạn nhanh chóng nguôi cơn giận.

Hãy nhận biết rằng chúng ta phải làm chủ những hành động của chúng ta

Chúng ta phải biết làm chủ những hành động của chúng ta cho dù chúng ta làm bất cứ việc gì chúng ta sẽ phải gánh chịu. Trong lời giảng về luật nghiệp báo Ðức Phật đã nói: "Này các vị Tỳ kheo, con người là chủ nhân những hành động của họ". Họ là những người thừa kế cho những hành động của họ. Hành động là cái noi của con người. Con người gắn liền với hành động của họ. Hành động của họ chính là nơi ẩn náu. Họ làm bất cứ việc gì dù tốt hay xấu cũng sẽ là người thừa kế.

Nhận thức được điều đó, chúng ta cảm thấy lo lắng cho người có tính khí cáu kỉnh hoặc hay oán thù. Tại sao vậy? Bởi vì ở trạng thái nóng giận hay cáu kỉnh, anh ta đang chất thành đống nghiệp xấu mà một ngày nào đó anh ta sẽ gánh chịu những kết quả mà không dễ chịu tí nào. Nếu anh ta không thay đổi thói quen ấy cuối cùng anh ta có thể sa vào địa ngục. Và nếu ta trả lại bằng sự thù hận hay cáu gắt, giận dữ, chúng ta cũng sẽ chẳng hơn gì anh ta. Cuối cùng chúng ta cũng sẽ sa vào địa ngục.

Khi chúng ta suy ngẫm về luật nghiệp hóa, chúng ta sẽ bình tĩnh. Bởi vì luật nghiệp hóa là một định luật áp đặt chúng ta phải tự gánh trách nhiệm. Mỗi người chúng ta phải có trách nhiệm với việc làm của chúng ta. Nếu một người làm việc xấu, anh ta sẽ phải chịu nghiệp báo xấu. Mọi việc đều do chúng ta, chúng ta phải lánh xa cơn giận dữ và tất cả những trạng thái không lành mạnh của tinh thần.

Hãy xét về mặt tốt của người khác

Mỗi người đều có những đức tính tốt. Nếu chúng ta nhận thấy những điểm tốt của kẻ khác, có thể chúng ta sẽ không nổi giận với nó. Anh ta có thể giúp cho chúng ta trong cách này hay cách khác. Khi chúng ta nhớ lại những đức tính tốt của anh ta và những việc làm mà anh ta đã làm trước đây, chúng ta sẽ mềm lòng và dịu xuống. Chúng ta cũng nên nhớ rằng không có ai hoàn hảo cả và ngay cả bản thân chúng ta cũng có những sai lầm nữa. Ðức Phật nói rằng: hãy nhìn vào những sai lầm của chúng ta và sửa chúng tốt hơn là nhìn vào những sai lầm của kẻ khác. Ðiều đó nói lên rằng nhận thấy một lỗi lầm của chính bản thân ta còn tốt hơn là nhận thấy hàng ngàn lỗi lầm của kẻ khác.

Lạnh như băng

Khi chúng ta nổi giận, chúng ta không nên hành động hoặc nói điều gì cả. Vì ở tâm trạng đó, những gì chúng ta làm hay nói có thể là không đúng. Chúng ta có thể làm hoặc nói điều gì đó gây tổn thương mà sau này chúng ta hối hận. Sau này, thậm chí khi chúng ta nói câu "xin lỗi" thì cũng sẽ quá trể rồi, bởi vì sự tổn hại đã xảy ra rồi. Một người bị tổn hại khó có khả năng giúp cho anh ta thay đổi thái độ hay cảm nghĩ về chúng ta.

Vì vậy, khi cơn giận nổi lên, chúng ta nên lạnh như băng đi và giống như một khúc gỗ vậy. Chỉ sau khi chúng ta dập tắt cơn giận, chúng ta hãy nói hay làm điều gì đó. Vì vậy chúng ta rơi trở lại nguyên tắc chỉ hành động sau khi đầu óc đã bình tĩnh và thoải mái. Lúc đó, những gì chúng ta làm sẽ tốt hơn và sẽ không có nguyên nhân để cho chúng ta ăn năn hay hối hận sau này.

Không một ai thoát khỏi bị khiển trách.


Một lần nọ Ðức Phật nói với đệ tử Atula "Này Atula, sự việc này đã có từ lâu rồi chứ không chỉ của ngày hôm nay; Họ khiển trách anh ta vì anh ta vì anh ta giữ thái độ yên lặng, họ khiển trách anh ta nói quá nhiều, họ khiển trách anh ta vì anh ta nói năng từ tốn; không một ai trên thế gian này không bị khiển trách cả? Nếu chúng ta quan sát bản thân chúng ta, chúng ta thấy rằng điều này hoàn toàn đúng. Không một ai trên thế gian này thoát khỏi bị khiển trách. Chúng ta làm bất kỳ việc gì cũng bị vài người ở đâu đó tìm ra lỗi lầm của chúng ta. Hiểu được bản chất của sự việc như vậy, chúng ta đừng nên khó chịu hay nổi giận khi bị khiển trách.
Tuy nhiên, những gì chúng ta có thể làm là xem xét những lý do tại sao bị khiển trách. Nếu sự thật là chúng ta sai, thế thì chúng ta từ từ bình tĩnh để sửa sai. Nhưng nếu chúng ta bị khiển trách một cách không đúng, chúng ta không cần rối loạn tinh thần. Chúng ta có thể lý giải cho hành động của chúng ta và tại sao bị khiển trách vô lý. Sau khi làm tất cả những việc chúng ta có thể làm được, chúng ta đừng bận tâm thái quá về điều khiển trách. Chúng ta nên luyện tập tính bình thản, thư thái và suy ngẫm một điều là ngay cả Ðức Phật cũng không thoát khỏi bị khiển trách. Một ví dụ khi Ngài còn tại thế, Ðức Phật bị chỉ trích vì đang ăn thịt, bị người ta cố tình đổ tội giả là có quan hệ với Cinca, và có hành động sát nhân một người nữ qua đường.

Một điều quan trọng là chúng ta đã làm điều đúng hay chúng ta đã làm tất cả những gì chúng ta có thể. Khi chúng ta làm được như vậy, chúng ta sẽ không bị ai chê trách khi ở đó không có người khôn ngoan hoặc những ai đó hiểu vị trí của chúng ta và lý do của những hành động, sẽ chẳng bao giờ khiển trách chúng ta. Chỉ có những ai ngu ngốc hoặc không hiểu lý do và hoàn cảnh hành động của chúng ta mới khiển trách. Ðúng vậy, đó là một điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống; bởi vì chúng ta làm bất cứ việc gì cũng vẫn bị khiển trách hay chỉ trích. Những gì chúng ta có thể làm là cố gắng làm đúng mọi sự việc để giảm nguy cơ bị khiển trách đến mức tối thiểu. Sau cùng, nếu chúng ta vẫn bị khiển trách tức là chúng ta không biết chúng ta có thể làm gì và điều cần thiết để làm nó như thế nào.

Tại sao chúng ta giận dữ?

Nếu chúng ta xem xét vấn đề tại sao chúng ta nổi giận, chúng ta sẽ nhận ra rằng chúng ta vẫn còn có "cái tội" và có lẽ "cái tội" đó quá lớn. Chúng ta vẫn đồng nhất, atta, "cái tội", "bản ngã" là một. Ðó là lý do tại sao chúng ta cảm thấy bị coi thường và nổi giận. Nếu chúng ta không xét "cái tội" và hiểu thông suốt những lời dạy của Ðức Phật về anatta (không có cái tôi) thì chúng ta sẽ không lo lắng, buồn phiền hay nổi giận, không có điều gì có thể quấy rầy, khiêu khích chúng ta cả.
Trong suốt thời gian Ngài còn tại thế, Ðức Phật nhiều lần bị khiêu khích và bị thách thức, tuy thế Ðức Phật chưa bao giờ nổi giận, chưa bao giờ Ngài mất bình tĩnh cả. Trong kinh, chúng ta không thể tìm thấy dấu hiệu nào cho thấy Ðức Phật của chúng ta nổi giận, trái lại còn nhấn mạnh rằng Ðức Phật là người đã diệt trừ tất cả sân hận và không có khả năng nổi giận. Vì vậy, ngay cả khi Ðức Phật có dịp răng dạy một cách cương quyết một môn đồ hay một tăng sĩ phạm sai lầm, Ngài cũng răng dạy một cách điềm tĩnh, không hề nổi giận.

Cũng như vậy, các bậc Arahant (A-la-hán) là những người đã chứng được giác ngộ cũng không hề tỏ ra nổi giận. Ví dụ: Ngài Sariputta, trưởng môn đồ của Ðức Phật được mệnh danh nổi tiếng vì tính kiên nhẫn phi thường và sự khiêm nhường của Ngài.

Một lần nọ có một nhóm người ca ngợi những đức tính của Sariputta rằng: "Tính kiên nhẫn của Ngài trưởng lão chúng tôi quá phi thường thậm chí đến nỗi khi người ta lăng mạ và đánh Ngài, Ngài cũng không tỏ ra dấu hiệu gì nổi giận".

Một người Bàlamôn không tin, hỏi vặn lại "Có ai trên thế gian này mà không nổi giận?" và tuyên bố sẽ khiêu khích Ngài Trưởng lão. Một ngày nọ, anh ta tiến đến từ phía sau lưng của Ngài Sariputta và đấm một cú đấm thật mạnh lưng Ngài.

Ngài Sariputta ghi nhận: "Ðó là cái gì?" vẫn khoanh tay tròn thậm chí không quay đầu về phía sau nhìn. Lát sau, Bàlamôn cảm thấy ăn năn và quỳ xuống chân Ngài trưởng lão và yêu cầu Ngài tha thứ. Ngài trưởng lão hỏi một cách hòa nhã: "Tha thứ cái gì?"

Bàlamôn đáp lại đầy ăn năn, hối hận: "Tha thứ cho con vì con muốn thử tính kiên nhẫn của Ngài, con đã đánh Ngài".

"Rất tốt. Ta tha thứ cho con".

Sau đó, Bàlamôn mời Sariputta về nhà anh ta dùng cơm trưa. Nhưng họ thấy có một đám người đang chuẩn bị giao chiến một cách điên cuồng, dữ dội và muốn tấn công Bàlamôn. Sariputta ngăn cản họ và hỏi: "Vì bạn hay vì tôi, anh ta bị đánh?" "Thưa, vì Ngài !" "Ồ, nếu vì tôi, anh ta bị đánh, anh ta đã xin tôi tha thứ và tôi đã tha thứ cho anh ta rồi. Các anh hãy giải tán đi." Và trong cách cư xử cao thượng đó, Sariputta đã giải tán được đám hỗn loạn.

Tính khiêm nhường của Sariputta cũng phi thường như tính kiên nhẫn của Ngài. Vào một dịp khác, trưởng giả bị một đứa bé mới tu bảy tuổi chỉ trích vì sợi dây Ngài cột không nghiêm chỉnh. Ðiều đó dường như có vẻ là do vì nhất thời cẩu thả, một phần dây của Ngài trưởng giả đang thòng xuống. Khi nhận thấy ra điều này thay vì Sariputta khó chịu vì bị chỉ trích bởi một đứa bé mới tu có bảy tuổi, ngay lập tức Ngài bước sang một bên và cột lại sợi dây của Ngài cho nghiêm chỉnh. Sau đó Ngài bước đi trước sự chấp tay của đứa bé mới tu và nói: "Thưa thầy, bây giờ thì đúng rồi ạ!".

Những phẩm chất đức hạnh của một bậc Arahant là thế đó, là niềm khích lệ, tôn kính và là một bài học cho chúng ta. Tại sao họ không hề tỏ ra nổi giận? Bởi vì họ đã diệt tận tất cả những gì gắn bó chặt chẽ với "cái tôi" hay "cái ngã". Không có ý niệm (chấp) cái tôi hay cái ngã, họ không cảm thấy rằng: "tôi là người bị coi thường". Hoặc "chỉ là một đứa bé mới tu bảy tuổi sao dám sửa sai tôi, Sariputta, một trưởng môn đồ của Ðức Phật". Những ý nghĩ như thế không hề xuất hiện trong đầu của Sariputta, bởi vì Ngài đã có được sự thông suốt tốt lời dạy của Ðức Phật về cái được gọi là anattà (vô ngã, không có cái tôi), Ngài đã diệt trừ tất cả những sân hận và kiêu ngạo.

Vì vậy, nếu lần sau chúng ta nổi giận, chúng ta phải hiểu rằng bởi vì chúng ta vẫn còn đồng nhất "cái tôi" hay "cái ngã". Sau đó nếu chúng ta có thể nhận ra sự thật của anattà điều đó là cuối cùng không có "cái tôi" ở đây, "cái tôi" đó chỉ là thuật ngữ hay khái niệm thông thường, chúng ta có thể suy xét làm thế nào Sariputta không bao giờ mất bình tĩnh, thậm chí khi bị tổn thương và bị chỉ trích một cách mạnh mẽ, mặc dù vị trí của Ngài là trưởng môn đồ của Ðức Phật. Có suy ngẫm như vậy, chúng ta mới có khả năng kiềm chế cơn giận của chúng ta.

Ai nổi giận?

Vấn đề kế được xem xét là "Ai nổi giận?" "Cái gì đang nổi giận?" Atta? Hay là "cái tôi"? Hãy nhớ rằng, trong cảm giác cuối cùng, không phải bạn và cũng chẳng phải người bạn nổi giận là có thật cả. Suy cho cùng chúng ta chỉ là thực thể và vật chất, những yếu tố và những quá trình vận động.

Vì thế trong Visuddhi Magga, đã dạy cho chúng ta để suy ngẫm bằng cách mổ xẻ cơ thể của chúng ta thành nhiều phần: "Giờ thì bạn giận cái gì? với tóc, với lông, với móng ... hay với nước tiểu? hay do yếu tố trong đất trong tóc? nước? lửa? hay không khí? ... Bạn giận dữ với một khối vật liệu chăng? hay một khối cảm giác, nhận thức, vật chất đặc thù, ý thức? hoặc là do cái nhìn của con mắt ...". Khi suy ngẫm như vậy, cơn giận dữ của chúng ta sẽ không tìm được chổ đứng và sẽ lắng dịu xuống.

Hoặc chúng ta có thể nghĩ rằng tất cả chúng ta được tạo bởi tâm và vật chất. Và tâm và vật chất này luôn thay đổi không ngừng. Ðặc biệt là tâm thay đổi rất nhanh, một ý niệm phát sanh lên và đi qua r?t nhanh. Có thể nói rằng nó cũng giống như là tia chớp hay một cái chớp mắt. Hàng triệu suy nghĩ phút chốc có thể phát sanh lên và biến đi. Vì vậy, chúng ta giận với cái gì? Chúng ta giận ai? Cái tâm và vật chất mà bạn nổi giận đã biến mất rồi. Từ đó nhiều nhóm, bộ tâm và vật chất đã lấy vị trí cho chúng rồi. Nghĩ như thế, cơn giận cũng có thể lắng xuống.

Hãy biết rằng tất cả chúng ta đều là họ hàng với nhau

Ðức Phật nói không có sự khởi đầu là cái vòng luân hồi. Chúng ta đang đi ngang qua samàra, cuộc hành trình đi lang thang và mưu sinh này, vì quá dài mà xa xưa chúng ta đã họ hàng với nhau ở một mức độ nào đó hoặc hơn. Vì vậy, Ðức Phật nói rằng: "Này các thầy Tỳ-khưu, không dễ dàng để tìm thấy một người mà trước đây không phải là mẹ, là cha, là anh, là chị, là con trai, là con gái ... của các thầy". Vì vậy, sẽ không phải tạo để chúng ta nuôi dưỡng bất kỳ lòng oán hận nào chống lại người mà trong cuộc sống quá khứ là họ hàng với chúng ta. Suy nghĩ trong sự trí tuệ, giận dữ của chúng ta cũng có thể lắng xuống.

Sự tha thứ

Một trong những lý do khiến chúng ta nổi giận là chúng ta không có khả năng tha thứ và quên đi. Vì vậy, chúng ta dễ dàng nổi nóng, và hậu quả cuối là chúng ta có khuynh hướng nuôi dưỡng trong lòng sự cay đắng, oán giận hay lòng hận thù vì vài sự bất bình nào đó đã đem đến cho chúng ta (cái bất bình đó đôi khi có thật hoặc do tưởng tượng). Mặc dù, đôi khi chúng ta nghĩ rằng chúng ta tha thứ nhưng tận trong tim ta chúng ta hoàn toàn không tha thứ. Một cách có ý thức hay không có ý thức, chúng ta vẫn còn đang nuôi dưỡng một chút sự cay đắng hay sự oán giận. Nếu chúng ta có thể học được cách cứ để mặc nó, hoàn toàn tự ý tha thứ, chúng ta sẽ sống một cuộc sống thanh thản và hạnh phúc – không còn mang gánh nặng trên vai của sự oán giận, hay giận dữ ...

Sự khoan dung được gọi đúng nghĩa của nó là: "lòng yêu thương nhân hậu nhất của tình yêu" và "hương thơm của loài violet vươn tỏa dưới gót chân khi dẫm lên nó". "Nó tựa thể giống như là lời giao ước đã được hủy bỏ đi, được xé làm đôi và đốt cháy nó đi để mà nó không bao giờ quay trở ngược lại hại con người chúng ta. Nếu chúng ta có tình yêu thật sự, nếu chúng ta có lòng yêu thương nhân ái mạnh mẽ, chúng ta sẽ hoàn toàn có khả năng tha thứ tất cả một cách toàn tâm, toàn ý tha thứ mà không cần bất cứ điều kiện hay e dè điều gì.

Thế chúng ta tha thứ cái gì? Chúng ta tha thứ bất cứ những việc sai trái gì mà người khác đã làm cho chúng ta, đúng như thế chúng ta thích người khác tha thứ những hành động sai trái của chúng ta đã gây ra cho họ. Chúng ta không tìm kiếm sự báo thù. Chúng ta kiềm chế cơn nóng giận, chớ nói hay làm điều gì gây tổn thương hay xúc phạm người đã cư xử tệ với chúng ta. Chúng ta tha thứ, không nên nuôi dưỡng lòng đố kỵ hay không có thiện chí với họ, hãy hiểu rằng tất cả chúng ta ai cũng có lỗi lầm và khuyết điểm.

Ðúng như thế, chúng ta tha thứ cho kẻ khác thì chúng ta cũng nên tha thứ cho chính bản thân của chúng ta vì có thể trước đây đôi khi chúng ta đã làm sai việc gì đó và giờ đây chúng ta nhận thấy thật khó khăn để tha thứ cho chính bản thân ta. Chúng ta chịu sự ăn năn và hối hận. Sự ăn năn đó làm cho chúng ta lo âu, phiền não và đau đớn về thể xác. Ðức Phật dạy rằng những gì chúng ta nên làm không nên chán nản về những việc chúng ta đã làm, nhưng hãy giải quyết nó và đừng nên lặp lại lỗi lầm, và đó có thể tạo được sự đền bù. Chúng ta nên bỏ lại sau lưng giai đoạn bất hạnh và đừng nhắc lại hay thỉnh thoảng phải chịu sự day dứt của lòng hối hận.

Nếu hồi ức khởi lên, chúng ta nên chỉ định nó (Ví dụ: tập chánh niệm) và không nên băn khoăn, lo nghĩ về nó. Chúng ta nên kiên quyết dẹp ý nghĩ đó sang một bên, hãy hiểu rằng không có cái gì hơn chúng ta có thể làm là trừ việc tạo sự đền bù và quyết định không lặp lại sai lầm nữa. Ðôi khi, chúng ta bắt chính chúng ta phải tuân thủ theo sự đòi hỏi và mong đợi quá sức với chúng ta. Nhưng chúng ta cũng phải nên thừa nhận những khuyết điểm của con người sở dĩ đã vốn có rồi và tất cả chúng ta đều không phải là thần thánh. Chúng ta không thể tống khứ nó đi được, nhưng nếu chúng ta làm việc với nó một cách kiên quyết và nhẫn nại, thì cuối cùng chúng ta cũng sẽ đạt được mục tiêu và đến đích. Vì vậy, chúng ta cần phải nhẫn nại, quyết định và bền chí.

Hãy xét những lợi ích của lòng yêu thương nhân ái


Khi chúng ta xem xét những lợi ích của việc vun đắp lòng yêu thương nhân ái chúng ta không còn muốn nổi giận nữa. Ðức Phật dạy rằng người hành thiền bằng lòng yêu thương nhân ái có thể mang lại 11 lợi ích: Anh ta hay cô ta ngủ dễ dàng; thức dậy tỉnh táo; mơ không thấy ác mộng; được mọi người yêu quí; được người khuất mặt và chư thiên bảo vệ; lửa, chất độc và vũ khí sẽ không làm hại anh ta; anh ta dễ dàng thu hút được sự tập trung, nét mặt bình thản, thanh tú; anh ta chết thanh thản, một cách an lành giống như rơi vào một giấc ngủ. Nếu anh ta không đạt được "arahatship", sau khi chết anh ta sẽ tái sanh vào vương quốc "brahma" cao thượng. Bàn về những lợi ích này nhiều hơn sẽ được đề cập ở phần tập luyện thiền định lòng yêu thương nhân ái. Nhưng nói tóm lại, những lợi ích này là niềm khao khát tột đỉnh và đủ để cám dỗ chúng ta để cho cơn giận dữ và giữ bình tĩnh. Ngược lại, nếu chúng ta để cho cơn giận nổi lên tức là chúng ta đã từ chối những lợi ích này. Suy nghĩ được như thế cũng sẽ hành động như là sự răn đe chúng ta hãy kháng cự lại với cơn nóng giận.

Cho quà

Trong vài trường hợp, chúng ta có thể cho một vài món quá. Ví dụ: có một người nào đó dường như không thích chúng ta và luôn nói xấu về chúng ta. Trong trường hợp như thế chúng ta rất dễ dang đáp trả lại bằng cách nóng giận và đánh trả lại. Nhưng đó không phải là cách cư xử của người Phật-tử, phương châm của nhà Phật là: Ðừng bao giờ lấy oán trả oán mà hãy đáp lại thay đó là lòng yêu thương. Vì vậy chúng ta hãy vượt qua sự thách thức và hãy làm một điều khó khăn nhất bằng cách mua cho người ấy một món quà! Ðó là dấu hiệu thể hiện tính cao thượng và lòng độ lượng của chúng ta, cho dù kẻ thù có ý định xấu với chúng ta, chúng ta cũng không nên nuôi dưỡng sự ác ý, không có thiện chí với họ.

Sau đó, chúng ta có thể bình tĩnh và kiên định, hãy nhận biết rằng chúng ta phải từ chối, hạn chế để bị lôi kéo vào bất cứ sự va chạm hay bị nổi điên lên với cơn giận hay sự ác ý. Và thế là đối phương cũng sẽ hiểu được những hành động, cử chỉ cao thượng của chúng ta, và dần dần anh ta cũng thay đổi cái nhìn về chúng ta. Thậm chí anh ta cũng trở nên thân thiện với chúng ta nữa chứ? Vì thế cho một món quà có thể tạo nên sự ngạc nhiên và là điều gì đó mà chúng ta có thể xem là đang làm trong những tình huống nào đó.

Tóm lược các giải pháp


1) Qui luật đầu tiên: Chánh niệm.
2) Tính kiên định trong việc hành trì giữ tâm thanh tịnh.
3) Xét ví dụ điển hình của Ðức Phật.
4) Hãy nhận biết rằng tất cả chúng ta một ngày nào đó cũng phải chết.
5) Hãy nhìn lại bạn về những hậu quả giận dữ nguy hại.
6) Hãy soi gương.
7) Hãy nhận biết rằng chúng ta phải làm chủ những hành động của chúng ta.
8) Hãy xét về những mặt tốt của nó.
9) Lạnh như băng!
10) Không một ai tránh thoát khỏi bị khiển trách.
11) Tại sao chúng ta giận dữ?
12) Ai nổi giận?
13) Hãy biết rằng tất cả chúng ta đều là họ hàng với nhau.
14) Sự tha thứ.
15) Hãy xét lợi ích của lòng yêu thương nhân ái.
16) Cho quà.

Thứ Hai, 23 tháng 2, 2015

Một số điều ghi nhớ về ảnh

1. Biểu đồ màu (histogram) sẽ không thay đổi khi ta quay ảnh, tịnh tiến ảnh,... Do đó nếu cố định được kích thước ảnh trong tập các ảnh, thì lược đồ màu là một đặc trưng để đối sánh ảnh rất tốt.

Bài tập về dạng lược đồ màu có thể thiết kế: cho một ma trận (ảnh), tìm lược đồ màu. Chuyển vị ma trận đó đi, hoặc xáo trộn ma trận đó, tìm lại lược đồ màu.

Những nơi đã đến trong năm 2014

Ngồi soi xét lại toàn bộ những nơi đã đặt chân đến trong năm 2014, nghĩ lại cũng khủng phết.

1. Tháng 6/2014, Đại học Công nghệ thông tin, Đại học Thái Nguyên. Tham dự Hội nghị FAIR 2014. Có bài viết và đã in quyển (bản đẹp). Về du lịch không có gì hấp dẫn.

2. Tháng 10/2014. Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. Tham dự hội nghị quốc tế ICDREC. Đã có proceeding. OK. Tại khách sạn số 1 đường đồng khởi, có điều kiện ngắm nhìn toàn bộ sông Sài Gòn từ trên cao, tàu, thuyền bè đi lại tấp nập hơn cả ở trên bộ.

3. Tháng 10/2014. Đại học Tây nguyên. Tham dự hội nghị @ 2014. Ở đây mình có 2 bài viết. Tính đến thời điểm 2/2015 thì 2 bài này vẫn trong quá trình phản biện. Kết hợp chuyến thăm quan ĐăkLăk tuyệt vời. Đã đi đến Hồ Lak, đã cỡi voi lội hồ, đã ghé thăm nhiều điểm ẩm thực tuyệt vời của Tây nguyên.

4. Tháng 11/2014. Đại học Giao thông (Hội nghị tại Sầm Sơn Thanh Hóa). Tham dự hội nghị các trường Đại học kỹ thuật. Tại đây có 2 bài viết. Đã in kỷ yếu (bản đẹp).

Chủ Nhật, 15 tháng 2, 2015

15 điều kiêng kỵ trong ngày 1 tết

1. Con gái đã lấy chồng không về nhà bố mẹ đẻ
Nếu trong ngày đầu tiên của năm mới, con gái đã lấy chồng về nhà bố mẹ đẻ, thì sẽ đem lại điềm giông làm ăn suy kiệt cho nhà bố mẹ đẻ trong năm đó. Cho nên, con gái đã lấy chồng chỉ có thể về nhà bố mẹ để vào ngày mồng 2 hoặc mồng 3 Tết. Tuy nhiên, việc con gái đã lấy chồng kiêng về nhà bố mẹ đẻ trong ngày mồng 1 Tết còn có một hàm ý khác, bởi lúc bấy giờ cô gái đã là vợ và là con dâu nhà người, trong ngày mồng 1 Tết sẽ có rất nhiều người đến chúc tết bên nhà chồng, người vợ/con dâu cần phải ở nhà giúp đỡ nhà chồng pha trà tiếp khách, cho nên người con gái đã lấy chồng không nên về nhà bố mẹ đẻ trong ngày mồng 1 Tết là như vậy.
2. Kiêng làm đổ nước bẩn, rác và quét nhà
Không nên làm những việc liên quan đến quét tước trong đầu năm mới, bởi điều đấy sẽ rất dễ quét luôn đi tài khí trong nhà.
3. Kiêng ăn cháo, ăn mặn và uống thuốc vào sáng ngày mồng 1 Tết
Trong quan niệm truyền thống, chỉ có những nhà nghèo mới phải ăn cháo, cho nên tốt nhất là ăn cơm vào sáng mồng 1 Tết để cầu một năm sung túc; mà sáng mồng 1 Tết còn gọi là “muôn thần tề tựu”, để ngỏ ý mời thần tiên đến vào đầu năm mới. Cho nên, để thể hiện sự tôn kính, trước tiên nên ăn đồ mặn, sau đó ăn đồ chay; ngoài những trường hợp ốm yếu bệnh tật không thể theo tục lệ ra, thì cho dù là thuốc bổ cũng không nên uống.
4. Kiêng không gọi thẳng họ tên người khác khi gọi họ dậy
Trong ngày mồng 1 Tết kiêng không gọi cả họ tên khi đánh thức người khác, để biểu thị một năm không bị người khác thúc giục.
5. Kiêng chúc Tết người đang ngủ
Mồng 1 Tết người khác hãy còn đang trong giấc mộng, nên sẽ không thích người khác chúc Tết, bạn hãy đợi người đó thức dậy rồi hãy chúc. Bởi nếu chúc Tết khi người khác đang ngủ, sẽ đem lại điềm giông bệnh tật cả năm.
6. Kiêng uống thuốc
Bởi quan niệm truyền thống cho rằng, nếu uống thuốc trong ngày mồng 1 Tết, thì trong năm đấy nếu chẳng may mắc phải bệnh gì thì sẽ không chữa khỏi được. Cho nên, ngoài những người mang bệnh tật không thể không uống thuốc ra, thì tốt nhất nên kiêng uống thuốc trong ngày mồng 1 Tết.
7. Kiêng động dao kéo
Bởi có quan niệm rằng, nếu động dao kéo vào ngày mồng 1 Tết thì sẽ khó tránh khỏi chuyện thị phi.
8. Kiêng động kim chỉ trong ngày mồng 1 Tết
Bởi có quan niệm rằng, nếu động kim chỉ trong ngày mồng 1 Tết, nếu như sinh con thì mắt sẽ nhỏ dẹt như  cây kim vậy.
9. Kiêng chuyện búa rìu chặt củi
Bởi có quan niệm rằng, trong ngày mồng 1 mà đốn bổ củi, thì sẽ tự đoạn đi đường tài lộc của mình trong năm đấy (củi có âm Hán Việt là “sài”, pinyin là “chai2”, gần đồng âm với chữ “tài” trong tài lộc có pinyin là “cai2”).
10. Kiêng vay mượn tiền
Nếu trong ngày mồng 1 Tết mà cho vay mượn tiền, thì sẽ bị giông cả năm, cả năm ấy sẽ phải đi vay mượn. Vả lại, nếu cho người khác vay tiền trong ngày mồng 1 Tết, thì trong năm ấy tài sản sẽ “đội nón ra đi” hết.
11. Kiêng đánh vỡ đồ dùng gia đình
(bát, đĩa, cốc, chén, … là những vật dụng rất dễ vỡ), dân gian vẫn luôn quan niệm rằng, nếu đánh vỡ đồ vào năm mới sẽ không đem lại điềm cát lành. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại ngày nay, chúng ta cũng không cần quá lo lắng khi con trẻ đánh vỡ đồ, những lúc như vậy chỉ cần cười nói “Đập đi năm cũ đón năm mới, năm mới tốt, cả năm bình an” thì có thể hóa hung thành cát.
12. Không ngủ trưa vào năm mới
Nếu như ngủ trưa vào năm mới sẽ thể hiện rằng cả năm lười biếng; ngoài ra điều này còn có hàm ý rằng, trong năm mới sẽ có rất nhiều khách khứa đến chúc Tết, nếu như cứ nằm ngủ thì sẽ rất thất lễ.
13. Kiêng bị người khác lấy đồ trong túi (móc túi)
Nếu như trong năm mới mà để người khác lấy đồ trong túi, điều này thể hiện rằng trong năm đấy bạn sẽ thường xuyên bị người khác lấy đi tiền tài.
14. Kiêng đòi và trả nợ
Trong năm mới không nên đòi nợ cũng như trả nợ, nếu không sẽ đem lại một năm xui xẻo.
15. Kiêng giặt giũ
Sinh nhật của Thủy thần chính vào ngày mồng 1 và mồng 2 Tết, nếu giặt giũ trong hai ngày này sẽ động đến Thủy thần, cho nên người ta kiêng giặt giũ trong hai ngày này.
Sắp đến Tết rồi! Những điều trên đây bạn đã biết hết chưa? Những tập tục có từ xưa nay, tuy không có căn cứ khoa học, nhưng các cụ vẫn nói “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Vậy xin điểm một vài điều kiêng kị trong ngày tết để bạn đọc tham khảo

Thứ Năm, 5 tháng 2, 2015

Bàn luận về viết báo khoa học

Bài báo khoa học là bản báo cáo kết quả nghiên cứu của một người hay một nhóm nào đó. Bài báo khoa học được đăng tải phải có 5 bước:
- Lựa chọn chủ đề nghiên cứu phù hợp
- Thiết kế nghiên cứu
- Thu thập số liệu
- Phân tích số liệu
- Trình bày kết quả

Phương pháp viết bài báo khoa học gồm 4 phần chính (IMRAD)
- Giới thiệu: I (Introduction) nêu vấn đề đã được chọn lựa để nghiên cứu `
- Phương pháp: M (Method) sử dụng phương pháp nào và tiến hành ra sao?
- Kết quả: R (Result) phát hiện gì từ việc nghiên cứu.
- Và: A (And)
- Bàn luận: D (Discusion) ý nghĩa của những phát hiện từ nghiên cứu.

Cấu trúc chi tiết của một bài báo gồm các phần sau:
- Tiêu đề (Title)
- Tên tác giả (Authorship)
- Tóm tắt (Abstract or Summary)
- Từ khóa (Key words)
- Đặt vấn đề (Introduction) và mục tiêu nghiên cứu (Objective)
- Phương pháp nghiên cứu (Materials and Methods)
- Kết quả (Results)
- Bàn luận (Discussion)
- Kết luận (Conclusion), có thể ghép với bàn luận
- Lời cảm ơn (Acknowledgements)
- Tài liệu tham khảo (References)
- Phụ lục (Appendix)

 Để được đăng ở các loại tạp chí tác giả cần biết rõ ràng về loại bài báo mà ta dự định viết, thực hiện đúng theo hướng dẫn yêu cầu của từng tạp chí. Văn phong rõ ràng, cách viết khoa học, viết phản ánh sự thật từ nghiên cứu một cách trung thực, chính xác, tránh dùng văn nói trong bài báo cáo.

Cách viết cụ thể cho bài báo gồm các phần sau:

* Tiêu đề bài báo: viết trên trang đầu của một bài báo, thường ở trung tâm, không gạch chân, nghiêng tựa đề, dưới tựa đề là tên tác giả và nơi làm việc của từng tác giả. Để có một tựa đề tốt, nên xem xét đến một số khía cạnh, không viết tắt, không đặt tựa đề mơ hồ, cần có yếu tố mới, có liên quan từ khóa quan trọng sử dụng trong các cơ sở dữ liệu, không dài quá 20 từ. Ví dụ: Tiêu đề chưa tốt: Nghiên cứu hút thuốc lá trong sinh viên Đại học Huế 2014. Tiêu đề tốt hơn: Thực trạng sử dụng thuốc lá trong sinh viên Đại học Y Dược Huế và một số yếu tố ảnh hưởng-Năm 2014

* Tóm tắt: có thể sử dụng 1 trong 2 loại tóm tắt: Tóm tắt không cấu trúc hoặc tóm tắt không tiêu đề là một đoạn văn duy nhất tóm tắt công trình nghiên cứu. Tóm tắt có cấu trúc hoặc tóm tắt có tiêu đề là có nhiều đoạn văn theo các tiêu đề sau đây: hoàn cảnh và mục tiêu (Background &Aims), phương pháp thực hiện (Methods), kết quả nghiên cứu (Results), và kết luận (Conclusions). Số lượng từ tóm tắt khoảng 200-300 từ, chi tiết như sau: - Hoàn cảnh và mục đích nghiên cứu: Câu 1: mô tả vấn đề tác giả quan tâm là gì, tình trạng tri thức hiện tại ra sao. Câu 2: mô tả mục đích nghiên cứu một cách ngắn gọn nhưng phải rõ ràng. - Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu thiết kế theo mô hình gì, đối tượng tham gia nghiên cứu đến từ đâu và đặc điểm của đối tượng, phương pháp đo lường, yếu tố nguy cơ thường là 4-5 câu văn. - Kết quả: những kết quả chính của nghiên cứu, kể cả những số lượng điểm yếu. Trình bày sao cho trả lời câu hỏi nghiên cứu đặt ra từ câu văn đầu tiên, khoảng 4-8 câu. - Kết luận: 1 hoặc 2 câu văn kết luận và ý nghĩa của kết quả nghiên cứu. Phần lớn độc giả chú tâm vào câu văn này trước khi đọc các phần khác, cần chọn câu chữ sao cho “thuyết phục” và thu hút. - Từ khóa: 3- 6 từ khóa về chủ đề chính, dễ tìm kiếm.

* Đặt vấn đề hay phần giới thiệu: cần trả lời câu hỏi “Tại sao làm nghiên cứu này?”, gồm các ý: nêu bối cảnh, thực trạng vấn đề nghiên cứu, định nghĩa vấn đề hoặc thuật ngữ chuyên môn; tình trạng hiện tại của nền tảng kiến thức (tóm tắt những kết quả nghiên cứu trước đã công bố); nêu các thông tin còn thiếu, mô tả các thiếu hụt hiện có về kiến thức; trình bày mục tiêu của nghiên cứu này là gì và sơ lược cách chuẩn bị nghiên cứu để trả lời mục tiêu nghiên cứu. Lưu ý cách nêu vấn đề đảm bảo nguyên tắc “từ tổng quan đến cụ thể”, từ rộng đến hẹp, từ chung đến cụ thể, từ quá khứ đến hiện tại, chiếm khoảng ½ trang, thông tin trong phần đặt vấn đề phải có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, có mục tiêu nghiên cứu.

* Đối tượng và phương pháp: đây là phần quan trọng nhất vì thể hiện tính khoa học, 70% các bài báo bị từ chối là do khiếm khuyết phương pháp. Đây là phần mà các nhà khoa học thường quan tâm đọc trước khi đọc toàn bộ bài báo. Độ dài gấp 2-3 lần đặt vấn đề, khoảng 7 đoạn. Nội dung thể hiện là mô tả nghiên cứu một cách đầy đủ, khi đọc các nhà nghiên cứu khác có thể học và áp dụng được, bao gồm các thành phần như đã làm gì? Làm như thế nào? và phân tích số liệu như thế nào? Chi tiết cụ thể như sau: - Thiết kế nghiên cứu: mô tả ngắn gọn về mô hình nghiên cứu. Đây là câu văn đơn giản, nhưng nói lên giá trị khoa học của công trình. - Đối tượng nghiên cứu: thông tin về đặc điểm đối tượng nghiên cứu đóng vai trò quan trọng để người đọc đánh giá khái niệm, khái quát hóa công trình nghiên cứu. Gồm đặc điểm đối tượng nghiên cứu: tuổi, giới, dân tộc, trình độ học vấn, hôn nhân… tiêu chuẩn tuyển chọn và tiêu chuẩn loại trừ: nêu các biến số. - Địa điểm và thời gian nghiên cứu: địa điểm có thể ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu. Nêu địa điểm và thời gian thực hiện. - Cỡ mẫu và chọn mẫu: rất quan trọng trong nghiên cứu, thường có 1 câu văn mô tả cách xác định cỡ mẫu. Không nhất thiết phải là công thức tính, mà là những giả định đằng sau cách tính. Mẫu được chọn theo cách nào: ngẫu nhiên, thuận tiện, hay toàn bộ….) - Công cụ nghiên cứu và kỹ thuật thu thập thông tin: nêu bộ công cụ, các biến số, việc thử nghiệm. Quy trình nghiên cứu và thu thập số liệu gồm các bước nghiên cứu, thu thập số liệu, can thiệp, thử nghiệm can thiệp… - Phân tích dữ liệu: chú ý 50% số bài báo trong tạp chí quốc tế (như JAMA) bị tối chối vì sử dụng thống kê không đúng. Cụ thể lưu ý các biến số (độc lập, phụ thuộc), test thống kê, phần mềm sử dụng. - Đạo đức nghiên cứu: nếu đã được Tổ chức duyệt (số chứng nhận), thực tế triển khai (đồng thuận, tự nguyện, có gây hại không, bảo mật).

* Kết quả nguyên tắc là trình bày những điều phát hiện qua nghiên cứu, trả lời được các câu hỏi “đã phát hiện những gì?” hoặc trả lời các mục tiêu nghiên cứu. Cần phải phân biệt đâu là kết quả chính và kết quả phụ, chỉ nên trình bày kết quả quan trọng. Trình bày hợp lý theo qui định, bảng/biểu có tiêu đề phù hợp, đối với bảng/biểu có trên 5-10 dòng, nhóm số liệu theo mục tiêu/đặc điểm, dòng/cột không hiển thị. Đối với biểu/hình: tiêu đề ở dưới, hạn chế màu, chú thích rõ ràng, dễ hiểu. Khi trình bày kết quả, diễn giải ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, không lặp lại (lời, bảng, biểu), đặc biệt trung thực với kết quả (kể cả tiêu cực, mâu thuẫn), tuyệt đối không bình luận cao hay thấp, xấu hay tốt... mà để nội dung này ở trong phần bàn luận. Văn phong dùng thì quá khứ, dạng chủ động, đối với các thống kê (như tên của test, trị số P) nên viết trong ngoặc cùng với kết quả chính. * Bàn luận đây là phần khó viết nhất, bởi lẽ không biết bắt đầu như thế nào? Không biết nhấn mạnh vào khía cạnh nào? Viết như thế nào cho thuyết phục? Viết theo cấu trúc nào? Nên nhớ là không có một cấu trúc cụ thể. Tuy nhiên, những báo cáo hay thường cấu trúc 6 điểm tương đương 6 đoạn chính sau: - Tóm lược bối cảnh, giả thuyết, mục tiêu, và phát hiện chính trong đoạn văn đầu tiên; - So sánh những kết quả này với các nghiên cứu trước; - Giải thích kết quả bằng cách đề ra mô hình mới hay giả thuyết mới; giả định và dự đoán; - Khái quát hóa (generalizeability) và ý nghĩa (implications) của kết quả; - Bàn qua những ưu-nhược điểm của nghiên cứu (có ảnh hưởng đến kết quả không?) - Một kết luận tổng hợp rút ra từ kết quả và bàn luận. * Kết luận và khuyến nghị Một kết luận tổng hợp rút ra từ kết quả và bản luận. Ý nghĩa quan trọng nhất của nghiên cứu tác giả là gì? Cần có khuyến nghị gì? * Lời cảm ơn cảm ơn các cơ quan đã tài trợ nghiên cứu, hay nhà hảo tâm giúp đỡ tài chính/kỹ thuật cho tác giả. Cảm ơn đồng nghiệp đã giúp đỡ nghiên cứu, nhưng họ không đủ tiêu chuẩn để đứng tên tác giả. Cảm ơn đối tượng nghiên cứu đã tham gia. Một số tập san yêu cầu tác giả phải có sự đồng ý của người được cảm ơn, lý do vì sợ bị lợi dụng. * Tài liệu tham khảo sử dụng tài liệu tham khảo phù hợp, cập nhật để chứng minh luận điểm trong đặt vấn đề, phương pháp và bàn luận. Lưu ý chỉ sử dụng tài liệu thực sự đọc. Sử dụng lối trích dẫn phù hợp và nhất quán theo yêu cầu của mỗi tạp chí, nên sử dụng phần mềm (Endnote) để trích dẫn và định dạng tài liệu tham khảo. Độ dài của danh mục tài liệu tham khảo dưới 10 tài liệu đối với bài báo Việt Nam và 15-30 tài liệu đối với bài báo quốc tế. Các lý do của bài báo bị từ chối đăng và cách khắc phục - Không thuộc lĩnh vực quan tâm. Cần chọn tạp chí phù hợp chuyên ngành. - Phạm vi hẹp, cỡ mẫu nhỏ, phương pháp kết quả không mới. Chọn tạp chí phù hợp. - Kết quả và bàn luận không thuyết phục, do kết quả phân tích số liệu mặc dù thiết kế tốt. Cần phân tích thống kê, trình bày kết quả phù hợp, tổng quan tài liệu. - Hình thức và cấu trúc không đúng qui định. Cần nghiên cứu kỹ và tuân thủ hướng dẫn - Không đạt tiêu chuẩn ngôn ngữ (tiếng Anh). Viết cẩn thận từ đầu, nhờ chuyên gia ngôn ngữ hiệu đính. - Không đạt tiêu chuẩn đạo đức. Tuân thủ nguyên tắc đạo đức, thông qua hội đồng đạo đức. - Các lý do khác (đạo văn, tài liệu tham khảo…). Đảm bảo trung thực, sử dụng phần mềm kiểm tra. Sử dụng phần mềm Endnote để trích dẫn tài liệu tham khảo. Một số kinh nghiệm: Viết đi viết lại, suy ngẫm, viết câu ngắn. Nên tạo các đề mục theo trình tự logic như quy định của tạp chí. Lưu ý sử dụng thì của động từ trong các phần như phần đặt vấn đề và bàn luận thường sử dụng thì hiện tại và quá khứ; phần phương pháp, kết quả và kết luận hoàn toàn thì quá khứ; phần khuyến nghị dùng thì tương lai, hình và biểu đồ đơn giản, tránh sử dụng hình 3D, không màu và không trùng lặp với bảng. Đối với sửa bài báo sau phản biện, cần đọc kỹ các góp ý sửa bài báo và trả lời từng góp ý. Nguyên tắc là luôn làm hài lòng người bình duyệt, cụ thể: - Đồng ý và sửa được: nêu rõ đã sửa như thế nào, bổ sung kết quả sửa - Đồng ý và không sửa được: nêu rõ là không sửa được vì thiếu số liệu hoặc/và thừa nhận hạn chế của nghiên cứu. - Không đồng ý: nêu rõ là sau khi cân nhắc thì nhóm nghiên cứu muốn được giữ nguyên ý kiến và nêu ra các bằng chứng hỗ trợ. Trên đây là những nội dung quan trọng cần tuân thủ khi viết một bài báo khoa học, thực hiện đầy đủ cấu trúc chi tiết trên sẽ giúp bài báo được đăng tải ở các tạp chí.