Thứ Tư, 31 tháng 5, 2017

Sưu tập đơn vị đo

1. Đơn vị đo diện tích:

1Ha = 10.000 m² (mét vuông) = 0,01 km²(kilomet vuông)
1 Km² = 100 ha
Theo ngoài đồng bằng bắc bộ thì 
1 Sào = 360 m2 = 15 thước 
1 Mẫu = 10 Sào = 3.600 m2 
1ha = 10.000/360 = 27,77778 Xào = 2,77777778 Mẫu


2. Đơn vị đo âm thanh
(Sưu tầm)


Nhiều người chỉ chú ý đến loa của họ được bao nhiêu Watt (W) mà quên rằng cường độ âm thanh mà loa có thể phát ra là bao nhiêu decibel (dB) cũng là một yếu tố quan trọng. Bài viết sẽ chia sẻ rõ hơn về khái niệm decibel-Đơn vị đo cường độ âm thanh. 


Nếu trong vai trò là một người bán loa hay thiết bị âm thanh, bạn sẽ hay gặp trường hợp người mua hàng đến và tìm mua loa với mức công suất 500W, 1000W để về chơi trong gia đình, quán cafe, hội trường hay phòng họp của đơn vị mình. Và trong suy nghĩ của những người tìm mua loa này thì mức công suất kể trên là "đủ to" để phục vụ cho không gian họ đang có. Tuy nhiên thực tế thì người mua loa đang nhầm lẫn giữa công suất hoạt động của loa và độ lớn âm thanh mà loa có thể phát ra. Vì thực tế đơn vị để đo cường độ âm thanh là decibel (dB), nó mới là nhân tố chính để quyết định xem âm thanh của bạn to được đến mức nào. 

* Khái niệm decibel

Mỗi ngành nghề đều có những đơn vị đo đặc trưng mà người làm trong ngành phải biết, ví dụ như với thợ may, thợ xây thì bao nhiêu phân, bao nhiêu centimet (cm), hay bao nhiêu mét (m), người đóng gói hàng hóa thì trọng lượng bao nhiêu kg? Anh bơm xăng là bao nhiêu lít? Và với những người làm âm thanh, bên cạnh công suất loa là bao nhiêu Watt thì độ lớn là bao nhiêu decibel là vấn đề cần quan tâm. Tuy nhiên khái niệm decibel này phức tạp hơn một chút so với các đơn vị còn lại kể trên. 
Nói phức tạp là bởi vì mức cường độ âm thanh ở các khoảng cách là không giống nhau. Ví dụ như bạn nghe âm thanh phát ra cách loa 1 mét sẽ khác rất nhiều so với nghe âm thanh khi cách loa 10 mét. Và cũng tùy vào tai mỗi người, có người chịu được mức âm thanh lên đến 130-140dB nhưng hầu hết chỉ nghe được âm thanh ở mức 125dB đổ lại. (Xem chi tiết về vấn đề này tại bài viết: TOP 10 loa âm thanh to nhất thế giới P.1).
Như thế cường độ âm thanh đo được của các loại loa cũng sẽ phải phụ thuộc vào khoảng cách từ nguồn phát đến tai người nghe (hay máy đo). Thông thường thông số này của loa quy ước ở khoảng cách 1 mét. Bảng dưới đây thể hiện cường độ âm thanh của một số môi trường trong cuộc sống: 
  • Tai không nghe thấy gì: 0dB
  • Rạp phim cách âm, không có tiếng ồn: ~50dB
  • Văn phòng đang làm việc: ~60dB
  • Siêu thị: ~70dB
  • Hội trường, nhà in, xe chạy ngoài dường: ~80dB
  • Nhà máy sản xuất: 90dB\

* Cách tính toán cường độ âm thanh

Thông thường để tính toán ra mức cường độ âm thanh cần thiết cho một không gian, người ta sẽ ước lượng xem mức độ ồn của không gian đó là bao nhiêu từ đó sẽ cần cường độ âm thanh bao nhiêu để nghe đủ. Để âm thanh nghe rõ ràng thì nguồn phát phải cần có cường độ âm lớn hơn môi trường khoảng 6dB, và nếu muốn nghe rõ, hay hơn thì mức chênh lệch phải từ 10-20dB. Cách tính này cần phải căn cứ vào người ngồi xa loa nhất khoảng cách là bao nhiêu, để có thể trừ ra sự suy hao cường độ do khoảng cách để người ngồi xa nhất đó vẫn có thể nghe được âm thanh. 
Dựa trên tính toán và đo đạc thực tế, chúng ta có bảng tham khảo dưới đây về sự suy giảm cường độ âm thanh theo khoảng cách:
Khoảng cách (mét)1248163264
Độ suy giảm (dB)0-6-12-18-24-30-36
Như vậy với những không gian có chiều dài quá lớn, bạn cần tính toán, ước lượng để bù đắp độ lớn âm thanh sao cho người ngồi xa vẫn có thể nghe thấy. Hoặc nếu khoảng cách quá xa, một giải pháp khác đó là phải trang bị thêm loa ở phía dưới để tăng cường. Tuy nhiên lúc này bạn sẽ phải tính toán đến việc canh delay (Độ trễ âm thanh) cho hệ thống loa của mình. 
Đó là một số kiến thức cơ bản, khái niệm decibel-Đơn vị đo cường độ âm thanh mà Minh Thanh Piano chia sẻ trong bài viết này, hy vọng sẽ mang đến thêm những kiến thức mới cho quý khách hàng. 
3. ĐƠn vị đo ánh sáng

Rất nhiều nhà khoa học dựa theo quan điểm riêng định nghĩa các đơn vị đo khác nhau. Vì vậy đặc tính các Camera CCTV có thể khá khó khăn để hiểu và mô tả một cách chính xác. Ở đây đưa ra một vài đơn vị ánh sáng với giải thích cụ thể. Theo trình tự logic, bắt đầu từ nguồn sáng, qua không gian và đến với vật thể sau đó phản xạ trên nó.
Ánh sáng là hiện tượng vật lý phức tạp nhưng được diễn giải bởi quá trình xử lý sinh lý của bộ não. Khá khó để đo lường ánh sáng như các đại lượng vật lý khác. Một số khái niệm được thiết lập để cụ thể hóa sự đo lường này. Một trong số đó là khái niệm dải tần ánh sáng, thường gồm các tần số từ 400 nm đến 700 nm. Tất cả các tần số cấu thành năng lượng ánh sáng được bức ra từ nguồn.

Có thể phân loại nguồn sáng thành 2 nhóm chính:

• Nguồn (phát) sáng gốc (mặt trời, đèn đường, bóng huỳnh quang, màn hình CRT).

• Nguồn sáng thứ cấp (tất cả các vật thể không phát sinh ánh sáng nhưng phản xạ nó).

Những nguồn sáng thứ cấp phản xạ từ vật thể hay lượng ánh sáng phát ra từ đèn tròn vonfram không sử dụng cùng công cụ đo lường. Có sự phân biệt giữa ánh sáng từ một nguồn phát ra mọi hướng và ánh sáng phát trong một góc hẹp. Tồn tại nhiều đơn vị đo ánh sáng khác nhau.

Ngành trắc quang học nghiên cứu tất cả các khía cạnh khác nhau này và đơn vị được sử dụng gọi là các đơn vị trắc quang.

Rất nhiều nhà khoa học dựa theo quan điểm riêng định nghĩa các đơn vị đo khác nhau. Vì vậy đặc tính các Camera CCTV có thể khá khó khăn để hiểu và mô tả một cách chính xác. Ở đây đưa ra một vài đơn vị ánh sáng với giải thích cụ thể. Theo trình tự logic, bắt đầu từ nguồn sáng, qua không gian và đến với vật thể sau đó phản xạ trên nó.

Cường độ bức sáng Luminous intensity (Ilà năng lượng phát sáng của nguồn sáng gốc, bức ra theo mọi hướng, đơn vị đo làcandela [cd]. 1 candela xấp xỉ năng lượng ánh sáng sinh ra từ một cây nến thông thường. Từ năm 1948 đã có định nghĩa chính xác hơn về đơn vị candela là cường độ ánh sáng làm một vật đen đạt đến một nhiệt độ mà ở đó Plantinum chuyển từ trạng thái rắn sang lỏng.

Quang thông (Cường độ tia sáng)Luminous flux (Flà cường độ ánh sáng ở một góc nhất định. Đơn vị đo cường độ tia sáng thu được bởi phép chia cường độ ánh sáng cho góc 4 π (pi) radian (hình cầu có 4 π = 12.56 steradian (góc không gian)) và đo bằng lumens [lm]. Một lumen được định nghĩa là cường độ ánh sáng của 1 cd trong góc 1 radian.


Ảnh: Ý nghĩa của các đơn vị trắc quang trong lĩnh vực CCTV​

Cường độ tia sáng phụ thuộc vào bước sóng. Ví dụ 1 watt cường độ ánh sáng xanh lá (555 nm) cho năng lượng xấp xỉ 680 lm, trong khi các bước sóng khác, với cường độ ánh sáng tương đương lại cho ít lumen hơn (xem hình minh họa đường cong độ nhạy quang phổ mắt người). Do đó không thể đo cường độ ánh sáng với đơn vị watt, mặc dù theo lý thuyết, năng lượng ánh sáng cũng gần giống các dạng năng lượng khác được đo bằng watt.

Cường độ tia sáng phụ thuộc vào bước sóng. Ví dụ 1 watt cường độ ánh sáng xanh lá (555 nm) cho năng lượng xấp xỉ 680 lm, trong khi các bước sóng khác, với cường độ ánh sáng tương đương lại cho ít lumen hơn (xem hình minh họa đường cong độ nhạy quang phổ mắt người). Do đó không thể đo cường độ ánh sáng với đơn vị watt, mặc dù theo lý thuyết, năng lượng ánh sáng cũng gần giống các dạng năng lượng khác được đo bằng watt. 

Độ rọi Illumination (E) là khái niệm quen thuộc trong CCTV, đặc biệt khi đề cập đến thông số độ nhạy sáng nhỏ nhất của Camera. Độ rọi gần giống như độ sáng nhưng ở đây đề cập đến vật thể là nguồn sáng thứ cấp.Theo đó, độ rọi của một bề mặt là lượng quang thông trên một đơn vị diện tích.

Khi 1 lumen quang thông chiếu tới diện tích 1 m2, nó được đo bằng lumen trên mét vuông hay mét-candela, nhưng thường dùng khái niệm lux [lx].

Điều này có nghĩa một nguồn sáng dạng khối cầu bán kính 1 mét có cường độ ánh sáng 1 candela trong nó sẽ cho độ rọi trên bề mặt phía trong là 1 lx.



Ảnh: Độ rọi (độ nhạy sáng) của các nguồn sáng thông thường​

Rất hãn hữu, trong một đơn vị diện tích nhỏ nhất định được chiếu bởi một nguồn sáng rất mạnh (ví dụ trong vùng sáng của một đèn chiếu flashlight công suất lớn), độ rọi lớn hơn 100,000 lx. Để đo độ rọi này đơn vị phot được sử dụng. 1 phot bằng 10,000 lx.

Trong các thuật ngữ Hoa Kỳ, khi đơn vị foot vuông vẫn được sử dụng rộng rãi thay vì đơn vị hệ SI, độ rọi được đo bằng foot vuông candela, hay quen thuộc hơn là foot-candelas. Bởi vì tỉ lệ giữa mét vuông và foot vuông xấp xỉ khoảng 10 (9,29), nên cũng dễ dàng trong việc chuyển đổi đơn vị lux thành foot candela và ngược lại. Cơ bản, nếu độ rọi được đo ở đơn vị foot candela, chỉ cần chia cho 10 sẽ được giá trị xấp xỉ của lux. Ngược lại là nhân 10 cường độ tính bằng lux.

Độ ngời Luminance (Llà độ sáng của bề mặt nguồn sáng gốc hay thứ cấp. Vì độ sáng brightness là một khái niệm rộng nên Độ ngời được sử dụng với ý nghĩa có tính khoa học hơn. Độ ngời phụ thuộc vào cả cường độ ánh sáng và bề mặt chiếu sáng cũng như góc chiếu. Đơn vị đo quốc tế hệ mét cho Độ ngời là nit. 1 nit bằng 1 candela trên 1 mét vuông diện tích được chiếu sáng (I/A). Với cường độ tia sáng (quang thông) được đo bằng lumen, Độ ngời được đo bằng apostilbs [asb]. Có sự phức tạp hơn khi xét đến một bề mặt nơi tia sáng bức xạ hoặc được phản xạ theo một hướng θ tỉ lệ thuận cos θ so với trục thẳng đứng. Bề mặt này khi nhìn từ mọi hướng đều sáng như nhau vì cả tia sáng phản xạ và vùng bề mặt chiếu cùng tuân theo một hàm cos. Loại bề mặt này gọi là Mặt bức hay mặt phản xạ Lambert (tùy vào bề mặt đó là nguồn sáng gốc hay nguồn thứ cấp) và thường được coi là Bề mặt khuếch tán hoàn hảo. Để đo độ ngời trong hệ mét, sẽ dùng đơn vị Lambert.

Lượng ánh sáng mà Camera thu nhận được không chỉ phụ thuộc vào cường độ ánh sáng tới mà còn vào tính phản xạ của vật thể nhận ánh sáng. Hiển nhiên vật thể màu trắng khác với màu đen. Với cùng cường độ ánh sáng chiếu tới, vật màu trắng sẽ được nhìn rõ hơn. Do đó một thông số khác được đưa ra là phần trăm hệ số phản xạ của vật thể. Trong thực tế, tỉ lệ này thay đổi từ mức thấp 1% ở vật đen đến 32% với mặt đất thông thường và lên đến 93% với tuyết trắng.

Hệ số phản xạ là thông số quan trọng khi nói đến độ sáng tối thiểu của Camera vì với cùng một độ rọi nhưng với hệ số phản xạ khác biệt các vật thể hiển thị sáng hay tối hơn, ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng hiển thị của Camera.

4. Tổng hợp các đơn vị đo

Các đơn vị đo lường chính thức thuộc hệ đơn vị SI
(The International System of Units) 
TTĐại lượngTên đơn vịKý hiệu đơn vị
1độ dàimétm
2khối lượngkilôgamkg
3thời giangiâys
4cường độ dòng điệnampeA
5nhiệt độ nhiệt động họckenvinK
6lượng vật chấtmolmol
7cường độ sángcandelacd

Các đơn vị dẫn xuất 
TT
Đại lượng
Đơn vị
Thể hiện theo đơn vị cơ bản thuộc hệ 
đơn vị SI
Tên
Ký hiệu
1. Đơn vị không gian, thời gian và hiện tượng tuần hoàn
1.1   
góc phẳng (góc)
radian
rad
m/m
1.2   
góc khối
steradian
sr
m2/m2
1.3   
diện tích
mét vuông
m2
m.m
1.4   
thể tích (dung tích)
mét khối
m3
m.m.m
1.5   
tần số
héc
Hz
s-1
1.6   
vận tốc góc
radian
trên giây
rad/s
s-1
1.7   
gia tốc góc
radian trên giây bình phương
rad/s2
s-2
1.8   
vận tốc
mét trên giây
m/s
m.s-1
1.9   
gia tốc
mét trên giây bình phương
m/s2
m.s-2
2. Đơn vị cơ
2.1   
khối lượng theo chiều dài (mật độ dài)
kilôgam
trên mét
kg/m
kg.m-1
2.2   
khối lượng theo bề mặt (mật độ mặt)
kilôgam
trên mét vuông
kg/m2
kg.m-2
2.3   
khối lượng riêng     (mật độ)
kilôgam
trên mét khối
kg/m3
kg.m-3
2.4   
lực
niutơn
N
m.kg.s-2
2.5   
mômen lực
niutơn mét
N.m
m2.kg.s-2
2.6   
áp suất, ứng suất
pascan
Pa
m-1.kg.s-2
2.7   
độ nhớt động lực
pascan giây
Pa.s
m-1.kg.s-1
2.8   
độ nhớt động học
mét vuông
trên giây
m2/s
m2.s-1
2.9   
công, năng lượng
jun
J
m2.kg.s-2
2.10            
công suất
oát
W
m2.kg.s-3
2.11            
lưu lượng thể tích
mét khối
trên giây
m3/s
m3.s-1
2.12            
lưu lượng khối lượng
kilôgam
trên giây
kg/s
kg.s-1
3. Đơn vị nhiệt
3.1   
nhiệt độ Celsius
độ Celsius
oC
t = T - T0; trong đó t là nhiệt độ Celcius, T là nhiệt độ nhiệt động học và T0 =273,15.
3.2   
nhiệt lượng
jun
J
m2.kg.s-2
3.3   
nhiệt lượng riêng
jun trên kilôgam
J/kg
m2.s-2
3.4   
nhiệt dung
jun trên kenvin
J/K
m2.kg.s-2.K-1
3.5   
nhiệt dung khối (nhiệt dung riêng)
jun trên kilôgam kenvin
J/(kg.K)
m2.s-2.K-1
3.6   
thông lượng nhiệt
oát
W
m2.kg.s-3
3.7   
thông lượng nhiệt bề mặt (mật độ thông lượng nhiệt)
oát trên
mét vuông
W/m2
kg.s-3
3.8   
hệ số truyền nhiệt
oát trên mét vuông kenvin
W/(m2.K)
kg.s-3.K-1
3.9   
độ dẫn nhiệt (hệ số dẫn nhiệt)
oát trên
mét kenvin
W/(m.K)
m.kg.s-3.K-1
3.10            
độ khuyếch tán nhiệt
mét vuông
trên giây
m2/s
m2.s-1
4. Đơn vị điện và từ
4.1   
điện lượng (điện tích)
culông
C
s.A
4.2   
điện thế, hiệu điện thế (điện áp), sức điện động
vôn
V
m2.kg.s-3.A-1
4.3   
cường độ điện trường
vôn trên mét
V/m
m.kg.s-3.A-1
4.4   
điện trở
ôm
W
m2.kg.s-3.A-2
4.5   
điện dẫn (độ dẫn điện)
simen
S
m-2.kg-1.s3.A2
4.6   
thông lượng điện (thông lượng điện dịch)
culông
C
s.A
4.7   
mật độ thông lượng điện (điện dịch)
culông trên
mét vuông
C/m2
m-2.s.A
4.8   
công, năng lượng
jun
J
m2.kg.s-2
4.9   
cường độ từ trường
ampe trên mét
A/m
m-1.A
4.10            
điện dung
fara
F
m-2.kg-1.s4.A2
4.11            
độ tự cảm
henry
H
m2.kg.s-2.A-2
4.12            
từ thông
vebe
Wb
m2.kg.s-2.A-1
4.13            
mật độ từ thông, cảm ứng từ
tesla
T
kg.s-2.A-1
4.14            
suất từ động
ampe
A
A
4.15            
công suất tác dụng (công suất)
oát
W
m2.kg.s-3
4.16            
công suất biểu kiến
vôn ampe
V.A
m2.kg.s-3
4.17            
công suất kháng
var
var
m2.kg.s-3
5. Đơn vị ánh sáng và bức xạ điện từ có liên quan
5.1   
năng lượng bức xạ
jun
J
m2.kg.s-2
5.2   
công suất bức xạ (thông lượng bức xạ)
oát
W
m2.kg.s-3
5.3   
cường độ bức xạ
oát trên steradian
W/sr
m2.kg.s-3
5.4   
độ chói năng lượng
oát trên steradian mét vuông
W/(sr.m2)
kg.s-3
5.5   
năng suất bức xạ
oát trên
mét vuông
W/m2
kg.s-3
5.6   
độ rọi năng lượng
oát trên
mét vuông
W/m2
kg.s-3
5.7   
độ chói
candela trên
mét vuông
cd/m2
m-2.cd
5.8   
quang thông
lumen
lm
cd
5.9   
lượng sáng
lumen giây
lm.s
cd.s
5.10            
năng suất phát sáng (độ trưng)
lumen trên
mét vuông
lm/m2
m-2.cd
5.11            
độ rọi
lux
lx
m-2.cd
5.12            
lượng rọi
lux giây
lx.s
m-2.cd.s
5.13            
độ tụ (quang lực)
điôp®
điôp
m-1
6. Đơn vị âm
6.1   
tần số âm
héc
Hz
s-1
6.2   
áp suất âm
pascan
Pa
m-1.kg.s-2
6.3   
vận tốc truyền âm
mét trên giây
m/s
m.s-1
6.4   
mật độ năng lượng âm
jun trên
mét khối
J/m3
m-1.kg.s-2
6.5   
công suất âm
oát
W
m2.kg.s-3
6.6   
cường độ âm
oát trên
mét vuông
W/m2
kg.s-3
6.7   
trở kháng âm (sức cản âm học)
pascan giây
trên mét khối
Pa.s/m3
m-4.kg.s-1
6.8   
trở kháng cơ (sức cản cơ học)
niutơn giây
trên mét
N.s/m
kg.s-1
7. Đơn vị hoá lý và vật lý phân tử
7.1   
nguyên tử khối
kilôgam
kg
kg
7.2   
phân tử khối 
kilôgam
kg
kg
7.3   
nồng độ mol
mol trên
mét khối
mol/m3
m-3.mol
7.4   
hoá thế
jun trên mol
J/mol
m2.kg.s-2.mol-1
7.5   
hoạt độ xúc tác
katal
kat
s-1.mol
8. Đơn vị bức xạ ion hoá
8.1   
độ phóng xạ (hoạt độ)
becơren
Bq
s-1
8.2   
liều hấp thụ, kerma
gray
Gy
m2.s-2
8.3   
liều tương đương
sivơ
Sv
m2.s-2
8.4   
liều chiếu
culông trên kilôgam
C/kg
kg-1.s.A

Các đơn vị đo lường chính thức ngoài hệ đơn vị SI theo thông lệ quốc tế
Image
Các đơn vị đo lường chuyên ngành đặc biệt 
TT
Đại lượng
Đơn vị đo lường chuyên ngành đặc biệt
Giá trị
Mục đích
sử dụng
Tên
Ký hiệu
Một (01) đơn vị đo lường chuyên ngành đặc biệt
Chuyển đổi theo đơn vị đo lường thuộc hệ đơn vị SI
1
diện tích
hécta
ha
1 ha
10 000 m2
Chỉ dùng trong đo diện tích ruộng đất.
barn
b
1 b
10-28 m2
Chỉ dùng trong vật lý hạt nhân và nguyên tử
2
tần số
vòng
trên giây
r/s
1 r/s

1 Hz

Chỉ dùng trong đo tần số các chuyển động quay.
vòng
trên phút
r/min
1 r/min

1/60 Hz

Chỉ dùng trong đo tần số các chuyển động quay.
3
huyết áp
milimét thuỷ ngân
mmHg

1 mmHg

133,322 Pa

Chỉ dùng trong đo huyết áp
4
nhiệt lượng
calo
cal
1 cal
4,186 8 J
Chỉ dùng trong lĩnh vực thực phẩm
5
khối lượng
carat
ct
1 ct

0,2 g

Chỉ dùng đo, thể hiện khối lượng đá quý, ngọc trai

GIÁ TRỊ CHUYỂN ĐỔI CỦA MỘT SỐ ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG THÔNG DỤNG KHÁC 
THEO ĐƠN VỊ  ĐO LƯỜNG CHÍNH THỨC
(Ban hành kèm theo Nghị định số 134/2007/NĐ-CP
ngày 15 tháng  8 năm 2007 của Chính phủ - PHỤ LỤC I)
Image
 Trình bày đơn vỊ đo lường chính thức
(Ban hành kèm theo Nghị định số 134/2007/NĐ-CP
ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ - PHỤ LỤC II)
Các đơn vị đo lường chính thức phải được trình bày, thể hiện theo đúng các quy định sau:
1. Tên gọi, ký hiệu trong một đơn vị phải được trình bày cùng một kiểu giống nhau (cùng là tên của đơn vị hoặc cùng là ký hiệu của đơn vị).
Ví dụ: kilômét /giờ hoặc km /h (không được viết: kilômét /h hoặc km /giờ).
2. Tên đơn vị phải viết bằng chữ thường, kiểu thẳng đứng, không viết hoa ký tự đầu tiên kể cả tên đơn vị xuất xứ từ một tên riêng, trừ nhiệt độ Celsius.
Ví dụ: mét, giây, ampe, kenvin, pascan...
3. Ký hiệu đơn vị phải viết bằng chữ thường, kiểu thẳng đứng, trừ đơn vị lít (L).
Ví dụ: m, s...
Trường hợp tên đơn vị xuất xứ từ một tên riêng thì ký tự đầu tiên trong ký hiệu đơn vị phải viết hoa.
Ví dụ: A, K, Pa...
4. Không được thêm vào ký hiệu đơn vị đo lường chính thức yếu tố phụ hoặc ký hiệu khác.
Ví dụ: không được sử dụng We là ký hiệu đơn vị công suất điện năng thay cho ký hiệu quy định là W.
5. Khi trình bày đơn vị dưới dạng phép nhân của hai hay nhiều ký hiệu đơn vị phải sử dụng dấu chấm (.).
Ví dụ: đơn vị công suất điện trở là mét kenvin trên oát phải viết: m.K/W (với m là ký hiệu của mét) để phân biệt với milikenvin trên oát: mK/W (với m là ký hiệu mili của tiền tố SI)
6. Khi trình bày đơn vị dưới dạng phép chia được dùng gạch ngang (-),gạch chéo g (/)hoặc lũy thừa âm. h
Ví dụ: mét trên giây, ký hiệu là , hoặc m /s hoặc m.s -1.
Riêng trường hợp sau dấu gạch chéo có hai hay nhiều ký hiệu đơn vị thì phải để các đơn vị này trong dấu ngoặc đơn hoặc chuyển đổi qua tích của lũy thừa âm.
Ví dụ: J/(kg.K); m.kg/(s3.A) hoặc J.kg -1.K-1; m.kg.S-3.A-1.
7. Khi thể hiện giá trị đại lượng theo đơn vị đo phải ghi đầy đủ cả phần trị số và phần đơn vị đo. Giữa hai thành phần này phải cách nhau một ký tự trống.
Ví dụ: 22 m (không được viết: 22m hoặc 22 m).
Chú ý 1: Khi trình bày ký hiệu đơn vị nhiệt độ bằng độ Celsius, không được có khoảng trống giữa ký hiệu độ (o) và ký hiệu Celsius (C).
Ví dụ: 15 oC (không được viết: 15oC hoặc 15 o C).
Chú ý 2: Khi trình bày ký hiệu đơn vị góc phẳng là o (độ); ¢ (phút); ¢¢ (giây), không được có khoảng trống giữa các giá trị đại lượng và ký hiệu độ (o); (¢); (¢¢).
Ví dụ: 15o20¢30¢¢ (không được viết: 15 o20 ¢30 ¢¢ hoặc 15 o 20 ¢ 30 ¢¢).
Chú ý 3: Khi thể hiện giá trị đại lượng bằng các phép tính phải ghi ký hiệu đơn vị đi kèm theo từng trị số hoặc sau dấu ngoặc đơn ghi chung cho phần trị số của phép tính.
Ví dụ: 12 m - 10 m = 2 m hoặc (12-10) m (không được viết: 12 m - 10 = 2 m hay 12 - 10 m = 2 m).
23 oC ± 2 oC hoặc (23 ± 2) oC (không được viết: 23 ± 2 oC hoặc 23 oC ± 2)
Chú ý 4: Khi biểu thị dấu thập phân của giá trị đại lượng phải sử dụng dấu phẩy (,)không được viết dấu chấm k (.)

Ví dụ: 245,12 mm (không được viết: 245.12 mm)./.