Thứ Ba, 29 tháng 4, 2014

Thiết kế thành công hệ thống giám sát giao thông của Việt Nam

Thiết kế thành công hệ thống giám sát giao thông của Việt Nam

(VietQ.vn) – Các nhà khoa học Việt Nam đã áp dụng thành công hệ thống giám sát giao thông, tiết kiệm hàng trăm tỷ đồng cho nhà nước.
Từ công nghệ xử lý ảnh...
Hiện nay, trên các đoạn đường cao tốc, cần giám sát tự động việc thực hiện luật giao thông với các xe lưu thông, bởi cảnh sát và thanh tra giao thông không thể đủ người để “dàn quân” trên các tuyến đường dài.
Xe vi phạm

Camera chụp ảnh xe đi quá tốc độ và báo về Trung tâm xử lý

Những hệ thống giám sát điều khiển lớn như Hệ thống giám sát điều khiển giao thông là sản phẩm tích hợp đa công nghệ cao từ tính toán nhúng, tự động hóa đến truyền thông, siêu tính toán, từ thiết kế cơ khí, điện tử, quang học, ánh sáng, nhiệt độ môi trường đến nối kết mạng lưới, bó máy tính song song hiệu năng cao…Vì thế giá các nhà thầu nước ngoài bán cho Việt Nam tính cho mỗi km đường cần tới hơn hai triệu USD (1110 tỷ cho đoạn 40km HCM- Long Thành - Giầu Dây) và thời gian thực hiện lên đến 3 năm.
Do đó, yêu cầu đặt ra cho các nhà khoa học Việt Nam là phải nghiên cứu phát triển giải pháp thay thế nhập ngoại, để không phải nhập ngoại với giá cao mà chất lượng phải tốt hơn.
Trước thách thức đó, TS Phạm Hồng Quang, TS Tạ Tuấn Anh, Trung tâm Tin học và Tính Toán, Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam cùng đồng nghiệp chủ trì Đề tài KC01.14/11-15 “Xây dựng cấu trúc hệ thống giao thông thông minh và các quy chuẩn công nghệ thông tin, truyền thông, điều khiển áp dụng trong hệ thống giao thông thông minh tại Việt Nam” và Dự án SXTN mã số KC03.DA06/11-15 “Hoàn thiện tính năng hệ thống giám sát hình ảnh giao thông thông minh”.
...đến giảm giá thành hệ thống giám sát giao thông
Quá trình xử lý ảnh được coi là bộ não xử lý của hệ thống. Yêu cầu của hệ thống phải xử lý được với dữ liệu hình ảnh có độ phân giải cao và chạy ở thời gian thực. Do đó quy trình xử lý hình ảnh phải được nghiên cứu và tối ưu hóa tại các bước để hệ thống cho ra kết quả đạt chất lượng như mục tiêu nhưng vẫn phải đảm bảo hiệu năng hệ thống theo thời gian thực.
Trạm nghiệp vụ xử lý phạt nguội vượt đèn đỏ ngã tư

Trạm nghiệp vụ xử lý phạt nguội vượt đèn đỏ ngã tư


Các nhà khoa học đã thiết kế mạng lưới camera và quy trình xử lý ảnh chụp được, nhằm nhận dạng biển số và đo tốc độ, phân loại xe, đo chiều dài xe, phát hiện các hành vi khác của phương tiện như dừng đỗ, đi sai làn đường...
Hệ thống đã được triển khai áp dụng trong tại cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình. Có cả tất 22 camera đã được lắp đặt tại 11 vị trí khác nhau dọc tuyến đường cao tốc từ Km212+480 cho đến Km259+060. Tại mỗi vị trí lắp đặt, có 2 camera để giám sát theo 2 chiều đi khác nhau của đường cao tốc. Các camera được lắp đặt trên các khung giá long môn hoặc trên cột có tay vươn ở độ cao trên 6m.
Hệ thống xử lý ảnh đã đưa ra được ngày giờ và vị trí của các lượt đếm xe, biển số xe nhận dạng, tốc độ xe đo được, phân loại xe theo kích thước, cảnh báo sự kiện xe đi ngược chiều, xe dừng đỗ, xe đi vào đường cấm…từ nguồn hình ảnh video ghi được do các camera gửi về từ hiện trường.
Từ đây, các dữ liệu sẽ truyền về các cơ quan chức năng (cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông) để phát hiện các xe đi quá tốc độ, lấn đường...và có thể in biên bản phạt nguội. Tuy nhiên, camera mới chỉ hoạt động tốt ở thời điểm ánh sáng mạnh, còn vào thời điểm ban đêm hoặc chiều tối, độ chính xác nhận dạng biển số và đếm lượng xe có bị giảm, do hiện tượng “quáng gà”.
Hiệu quả lớn nhất mà nghiên cứu này đem lại là đã hạ giá thành sản xuất, Nhà nước không phải bỏ nhiều tiền để mua hệ thống của nước ngoài. Bởi hệ thống của các nhà khoa học Việt Nam chỉ tốn 400 tỷ trên 70 km đường, bao gồm cả thu phí (còn hệ thống của nước ngoài là 1100 tỷ trên 40 km đường). Như vậy, giá thành của Việt Nam sản xuất chỉ bằng 1/5 so với nước ngoài.
Trao đổi với Chất lượng Việt Nam về kết quả nghiên cứu này, các nhà khoa học còn rất trẻ của Trung tâm Tin học và Tính Toán, Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam mong muốn sẽ hoàn thiện sản phẩm hơn nữa và được ứng dụng trên khắp các tuyến đường của Việt Nam.

Thứ Bảy, 26 tháng 4, 2014

5 điều tối kỵ khi mở đầu thuyết trình

(Sưu tầm, thuyết trình của bán hàng đa cấp)?

Nếu có những kỹ thuật hiệu quả có thể dùng để tạo ra phần mở đầu thú vị, thu hút người nghe, thì cũng có những chiếc bẫy mà cả các diễn giả chuyên nghiệp cũng thi thoảng rơi vào, lập tức làm què quặt đi mọi nỗ lực tạo ra một buổi thuyết trình hoàn hảo.
Dưới đây là những điều tối kỵ nếu bạn không muốn biến bài thuyết trình của mình trở nên nhạt nhẽo và kém thuyết phục.

1. Đừng đọc lại tựa đề

Bạn phải tận dụng mọi khoảnh khắc mở đầu này để tạo ra những gì thú vị, gây ấn tượng và thu hút khán giả. Đây không phải là lúc nói lại các thông tin người nghe đã biết.

2. Đừng xin lỗi

Nhiều diễn giả thích nói lời xin lỗi hay xin lượng thứ vì nghĩ rằng việc này sẽ giúp họ trở nên thân thiện, gần gũi và khiêm nhường trong mắt khán giả. Ngay từ đầu đã xin lỗi, nghĩa là bạn đang chuẩn bị tâm thế cho khán giả để họ đón nghe những khuyết điểm của bạn trong buổi thuyết trình.

3. Đừng chào hỏi các nhân vật “VIP”

Trừ trường hợp bạn đang đọc diễn văn khai mạc/bế mạc một sự kiện nào đó, còn không thì hãy quên đi những lời mở đầu theo kiểu “Tôi xin trân trọng cám ơn Ngài Chủ tịch A, Ông Tổng giám đốc B… đã đến tham dự.” Nếu bạn muốn nhắc đến nhân vật nào đó trong số những người đang nghe, thì hãy nêu tên họ trong các nội dung thuyết trình.

4. Đừng giải thích

Đừng dùng phần mở đầu để giải thích dài dòng về lý do tại sao người ta mời bạn đến đây để thuyết trình. Bạn đã biết lý do bạn ở đây. Người nghe cũng đã biết lý do bạn ở đây. Vậy bạn cần gì phải tốn thì giờ giải thích? Về chuyện này, hãy nhớ câu châm ngôn đại loại nói rằng: bạn bè của bạn chẳng cần lời giải thích, còn kẻ thù của bạn thì dù có được giải thích, họ cũng chẳng thèm tin!

5. Đừng than vãn – Đừng kể công

Nếu đã đến tham dự buổi thuyết trình của bạn, nghĩa là người nghe đã thấy chủ đề hay đề tài bạn nói quan trọng với họ. Và do đó, bạn không cần phải nhắc đi nhắc lại rằng đề tài này nó quan trọng thế nào, rằng bạn phải mất công mất sức thế nào khi chọn và dọn đề tài này để trình bày.
- See more at: http://quachtuankhanh.net/5-dieu-toi-ky-khi-mo-dau-bai-thuyet-trinh/#sthash.NNzLC6JS.dpuf

Thứ Năm, 24 tháng 4, 2014

Một số luận văn, luận án tiếng Việt tham khảo

Tác giả
Tên luận án
Năm
Nơi
Bùi Thế Hân
Nghiên cứu về nhận dạng chữ in tiếng Việt
2009
ĐHQG HN
Đang cập nhật
Một giải thuật học của các mạng noron mờ với các trọng số mờ tam giác
2008
ĐHSP HN
Đang cập nhật
Tìm hiểu một số phương pháp dò tìm, phát hiện sự giả mạo trong ảnh số
2008
ĐHSP HN
Hà Đại Dương
Image segmentation techniques & applications
2014
HVKTQS
Lê Mạnh Tuấn
Phát hiện mặt người trong ảnh và ứng dụng
2009
ĐHQG HN
Lê Thành Trung
Sử Dụng Lưới Hai Chiều Để
Theo Vết Đối Tượng Trong Video
2003
ĐHKHTN TPHCM
Lý Quốc Ngọc
Xây dựng, phát triển và ứng dụng hệ thống truy vấn thông tin thị giác dựa vào nội dung
2007
ĐHKHTN TPHCM
Nguyễn Cát Hồ
Nghiên cứu phát tri ển ứng dụng công nghệ đa phương tiện
2005
ĐHQG HN
Nguyễn Đình Thức
Nghiên cứu phương pháp phát hiện chuyển động trong video và ứng dụng
2004
ĐHKHTN TPHCM
Nguyễn Duy Nghĩa
Nghiên cứu kỹ thuật xử lý video số, ứng dụng vào theo vết và phân loại đối tượng
2004
ĐHKHTN TPHCM
Nguyễn Quang Quý
Phát hiện chuyển động trong video số
2012
ĐH Thái Nguyên
Nguyễn Quang Sơn
Nghiên cứu một số phương pháp phát hiện biên
2008
ĐH Thái Nguyên
Nguyễn Quốc Tuấn
Phân tích tự động dữ liệu video số hỗ trợ truy tìm thông tin dựa vào nội dung
2005
ĐHKHTN TPHCM
Nguyễn Quỳnh Nga
Tìm hiểu một số phương pháp phát hiện đối tượng đột nhập
2007
ĐHDL Hải Phòng
Nguyễn Thị Hoàn
Phương pháp trích chọn đặc trưng ảnh trong thuật toán học máy tìm kiếm ảnh áp dụng vào bài toán tìm kiếm sản phẩm
2010
ĐHQG HN
Nguyễn Thị Khuyên
Xây dựng chương trình hỗ trợ giảng dạy môn xử lý ảnh
2007
ĐH Hàng Hải
Nguyễn Thị Len
Ứng dụng nhận dạng mặt người trong chống gian lận trong thi cử
2013
ĐHQG HN
Nguyễn Thu Vân
Xây dựng CSDL phục vụ quá trình xử lý ảnh x quang vú trên máy tính
2007
ĐHBK HN
Phạm Quang Quý
Phát hiện biên, biểu diễn Fourier elliptic và ứng dụng
2009
ĐH Thái Nguyên
Tạ Thị Ái Viên
Phát hiện và theo vết người từ dữ liệu Video
2012
ĐH Đà Nẵng
Trần Mạnh Tuấn
Ước lượng chuyển động của ảnh
2012
ĐHQG HN
Trần Thị Hoàn
Nghiên cứu một số phương pháp phát hiện chuyển động trong video và ứng dụng
2009
ĐHQG HN

Kỹ năng đọc sách hiệu quả

Để hình thành phương pháp đọc sách, bước đầu các bạn nên áp dụng quy trình sau đây. Dần dần, trên cơ sở đó, các bạn có thể tìm được một phương pháp phù hợp. 

Bước 1: Xác định mục đích đọc sách. 

Đây là vấn đề rất quan trọng. X.I. Povarlin đã nói: "Phương pháp đọc tuỳ thuộc vào mục đích, và hoàn toàn do mục đích quy định". Mục đích đọc sách sẽ chi phối toàn bộ quá trình đọc sách. Xác định được mục đích đọc sách sẽ giúp các bạn tránh được đọc tràn lan, tốn công sức và thời gian. Mục đích đọc còn giúp các bạn có cách đọc hợp lí, phù hợp với nhiệm vụ và thời gian có thể dành cho đọc sách.

Xác định mục đích đọc sách là trả lời câu hỏi: "Đọc để làm gì?". Từ đó mới trả lời được câu hỏi: "Đọc sách gì, chỗ nào, và đọc như thế nào?". 

Mục đích đọc sách còn quyết định cả phương hướng khai thác vấn đề trong cùng một cuốn sách. Ví dụ, khi đọc Truyện Kiều của Nguyễn Du, có bạn yêu thơ thì tìm những cách diễn đạt các sự vật, hiện tượng bằng thơ và những câu thơ lục bát hay; có bạn tìm hiểu cuộc đời nàng Kiều và cốt truyện; có bạn lại qua đó mà hiểu biết đời sống văn hoá, phong tục, tập quán, lễ nghi phong kiến; có bạn lại đi tìm sự phê phán những định kiến và luật lệ đã áp bức người phụ nữ... Vì vậy, xác định rõ mục đích đọc sách là việc làm quan trọng trước tiên đối với mỗi người chúng ta. 

Bước 2: Tìm hiểu địa chỉ cuốn sách. 

Bạn đọc hai trang đầu và trang cuối của cuốn sách để biết: 
  •   - Tên cuốn sách. 
  •   - Tên tác giả. 
  •   - Tên nhà xuất bản. 
  •   - Năm xuất bản. 
  •   - Lần xuất bản. 
Bạn không nên xem thường thao tác này. Những thông tin trên đây sẽ giúp bạn rất nhiều. 

Bạn vừa đọc xong một quyển sách hay, bạn gặp một người bạn thân và trò chuyện huyên thuyên với người bạn này về quyển sách đó. Nhưng khi người bạn hỏi tên quyển sách và tên tác giả để bạn đó tìm đọc, thì bạn lại không nhớ, không trả lời được. Bạn có rơi vào tình trạng này bao giờ chưa? Nếu có thì chắc chắn là bạn đã bỏ qua thao tác tưởng chừng vô ích ở trên rồi đó. 

Không chỉ vậy, những thông tin này còn rất tiện lợi khi bạn đi mua sách và tìm sách trong thư viện. Bạn sẽ cung cấp những thông tin về quyển sách bạn cần tìm cho nhân viên nhà sách hoặc người thủ thư, và họ sẽ giúp bạn tìm quyển sách đó một cách dễ dàng. Đứng trước những kệ sách với không biết cơ man nào là sách, mà không có được những thông tin trên, thì làm sao bạn có thể nào tìm được quyển sách bạn cần. Phải không bạn? 

Bước 3: Xem mục lục. 

Mục lục cuốn sách phản ánh dàn ý chung và đơn giản của nội dung, đôi khi còn phản ánh cả dàn ý logic của nó. Bước này giúp bạn giải đáp được câu hỏi: "Cuốn sách có những nội dung gì, theo trật tự nào?". 

Bước 4: Xem lời giới thiệu, lời tựa, lời nói đầu. 

Bạn đọc lời giới thiệu hay lời tựa để biết cuốn sách đề cập đến vấn đề gì, đối tượng nào sử dụng cuốn sách có ích hơn cả và phương pháp đọc có hiệu quả. 

Lời nói đầu do tác giả cuốn sách viết. Qua lời nói đầu, bạn dễ dàng hiểu được ý đồ của tác giả, hình dung được một cách khái quát vấn đề cơ bản được đề cập và tác dụng; mục đích của cuốn sách mà tác giả mong muốn; biết vấn đề quan trọng nhất cuốn sách sẽ trình bày. Đôi khi, qua lời mở đầu, bạn còn thu lượm được cả lời khuyên của tác giả nên tìm hiểu và nghiên cứu cuốn sách như thế nào. 

Bước 5: Xem lời kết luận và tóm tắt ở cuối sách. 

Mục đích của việc xem lời kết luận và tóm tắt của cuốn sách là để thấy rõ nội dung cô đọng nhất, những kết luận chính và sự khẳng định của tác giả đối với những vấn đề đã trình bày. Đồng thời, qua lời kết luận và tóm tắt, bạn còn thấy vấn đề chưa được giải quyết đầy đủ, phương hướng phát triển tiếp tục của chúng. 

Theo nguyên tắc, tác giả phải viết lời kết luận và tóm tắt ở cuối sách. Nhưng hiện nay không hiểu sao một số tác giả lại bỏ qua công việc này. 

Bước 6: Đọc một vài đoạn. 

Sau khi đã có được thông tin về nội dung và mục đích cuốn sách, bạn sẽ trực tiếp tìm hiểu vào nội dung bằng cách đọc qua một số đoạn, phát hiện những đoạn lí thú, có giá trị. Nhờ đọc qua một vài đoạn như vậy, những nhận định về nội dung cuốn sách sẽ dần được chính xác hoá, tạo điều kiện cho bước đọc sau. 

Bước 7: Đọc thực sự (hay đọc đi sâu) 

Để lĩnh hội được những tri thức cần thiết, đạt được mục đích đọc sách, bạn cần phải đi sâu nghiên cứu cuốn sách. Công việc này đòi hỏi bạn phải có kĩ thuật đọc. Kĩ thuật đọc là năng lực chiếm lĩnh tri thức và trình độ kĩ năng đọc của bạn. Kĩ thuật đọc phụ thuộc vào mục đích đọc, thể hiện ra bằng cách đọc. Sau đây là một số cách đọc, bạn có thể tham khảo và lựa chọn theo mục đích đọc của bản thân. 

Đọc lướt qua: Nhằm khái quát những khái niệm ban đầu và nội dung của nó trong cuốn sách. Với những bạn có năng khiếu, chỉ bằng cách đọc lướt đã nắm được điều cốt yếu nhất như ý chính, sự việc chính... Khi đọc lướt, có thể bỏ qua một số trang, đoạn nào đó, hoặc dừng lại ở một số trang, đoạn nào đó. Cách đọc này sử dụng khi đọc để tìm hiểu một vấn đề nào đó đã được chuẩn bị, cần làm rõ thêm, khẳng định thêm; hoặc tìm những cách diễn đạt khác nhau cho một vấn đề nhất định. 

Đọc có trọng điểm (hay đọc từng phần): Là cách đọc từng đoạn, từng phần đã được lựa chọn từ trước nhằm tập trung sức lực và thời gian cho những nội dung cần thiết, cho một công việc đã được chuẩn bị. 

Đọc toàn bộ nhưng không nghiền ngẫm kĩ: Cách đọc này nhằm khái quát toàn bộ cuốn sách chứ không đi sâu vào những nội dung cụ thể. Khi đọc không bỏ qua trang nào cũng không dừng lại suy ngẫm ở nội dung nào mà chỉ nắm xem, điều đó đã được bàn tới, và bàn ở mức độ nào. Với các cuốn sách ta chưa biết xu hướng, tư tưởng, giá trị... cũng có thể đọc theo cách này. 

Đọc nghiền ngẫm nội dung cuốn sách: Đây là cách đọc quan trọng nhất, cần thiết nhất trong tự học để lĩnh hội đầy đủ nội dung cuốn sách. Từng nội dung, từng vấn đề được xem xét tìm hiểu cặn kẽ, có đối chiếu với kiến thức, kinh nghiệm và những cuốn sách khác về những vấn đề đã được đề cập trong dó. Những nội dung tư tưởng của cuốn sách được người đọc đánh giá, phê phán và hiểu đầy đủ, sâu sắc. 

Đọc thụ động: Cũng với cách đọc toàn bộ hay đọc lướt, nhưng người đọc hoàn toàn theo sự dẫn dắt của tác giả, chấp nhận hoàn toàn, lấy đó làm những tín điều; nhìn nhận và xem xét vấn đề bằng con mắt của tác giả. 

Đọc chủ động: Là cách đọc mà khi xem xét những tư tưởng cuốn sách đề cập, người đọc luôn đối chiếu, đánh giá nó. Mọi sự chấp nhận hay phản đối đều được người đọc dựa trên cơ sở sự đánh giá, đối chiếu với kiến thức, kinh nghiệm; được nhận thức theo thế giới quan, tình cảm của mình. Từ những nhận thức đó mà rút ra những kết luận cần thiết cho bản thân người đọc. 

Đọc nông: Chỉ khai thác nội dung, tư tưởng cuốn sách ở trình độ chấp nhận hoặc có phê phán chung chung mà chưa thể hiện được sự nghiền ngẫm cuốn sách một cách thấu đáo. Khi đọc những cuốn sách giải trí thì cách đọc này là phù hợp, đỡ tốn công sức. 

Đọc sâu: Là cách đọc đòi hỏi phải nghiền ngẫm sâu sắc nội dung cuốn sách để hiểu cặn kẽ, lĩnh hội có phê phán những tư tưởng mà cuốn sách đề cập. Đây cũng là cách đọc quan trọng được sử dụng trong tự học. 

Mỗi cách đọc sách trên đây có thể đáp ứng cho những mục đích đọc và loại sách khác nhau. Với các loại sách khoa học và kĩ thuật, đọc với mục đích học tập, nghiên cứu phải đọc một cách chủ động, nghiền ngẫm sâu sắc, đi sâu vào nội dung từng vấn đề trong sách. Như vậy, càng thấy rõ, bạn cần có mục đích đọc sách rõ ràng trước khi bắt tay vào đọc. 

Đọc sách khoa học nhằm mục đích học tập, nghiên cứu, bạn không chỉ đọc một lần, mà có khi phải đọc nhiều lần mới đạt được mục đích đã đề ra. Vì vậy, người ta còn chia việc đọc ra thành đọc lần đầu và đọc đi sâu. 

Đọc lần đầu chỉ giúp bạn có những cơ sở định hướng cho các lần đọc đi sâu đạt kết quả. Chính từ kết quả đọc lần đầu, bạn có thể thấy được nội dung quan trọng và cần thiết với mình, lần đọc sau bạn chỉ cần chú tâm vào đó. Mỗi lần như vậy lại khám phá sâu thêm nội dung cuốn sách, xác định điều cần tìm hiểu cho lần đọc đi sâu sau, thu hẹp dần phạm vi đọc. Cứ như vậy cho tới khi bạn thấu hiểu cuốn sách, hoàn thành mục đích đọc thì việc đọc đó mới dừng lại. V.I. Lenin đã khuyên chúng ta: "Sau lần đọc đầu tiên phải ghi lại những chỗ chưa hiểu hoặc chưa rõ ràng để trở lại đọc lần thứ hai, lần thứ ba, thứ tư...".

Ngoài ra, bạn cần phải: 
Tích cực tư duy khi đọc: 

Đọc sách mà không tư duy tích cực thì chỉ làm phí tổn thời gian vô ích. Tích cực tư duy khi đọc là luôn hình dung những ý tưởng trong sách thành những biểu tượng, hình ảnh trong đầu; đối chiếu, so sánh chúng với nhau và với những hiểu biết đã có. Từ đó mà phát hiện được cái chủ yếu, cái không chủ yếu; cái bản chất và không bản chất, rút ra được kết luận cho bản thân mình. Trên cơ sở đó, bạn sẽ có cái nhìn mới, cái nhìn toàn thể dưới góc độ mới và chất lượng mới. 

Đọc có tư duy tích cực là qua đó phải rút ra được điều gì từ nội dung cuốn sách, bổ sung hiểu biết gì, kinh nghiệm gì cho bản thân. Cần tránh lối đọc một chiều, lười suy nghĩ, lười ghi chép; đọc thụ động, chấp nhận tất cả, học thuộc máy móc.

Nếu bạn luôn tích cực tư duy khi đọc, bạn sẽ cảm thấy bạn thực sự "lớn lên" qua mỗi trang sách. 

Tập trung chú ý cao độ khi đọc sách: 

Tập trung chú ý là nỗ lực, cố gắng định hướng toàn bộ tâm trí một cách liên tục vào việc đọc nhằm suy nghĩ thấu đáo, tư duy tích cực và ghi nhớ nhanh những điều rút ra khi đọc. Đây là việc khó, đòi hỏi ở bạn một sự say mê, có nghị lực và mục đích thật rõ ràng. 

Bạn đừng suy nghĩ tản mạn ra khỏi nội dung cuốn sách; đừng để ý tới những chi tiết vụn vặt như lối in ấn, câu chữ... Cố gắng không để những công việc khác, những tác động bên ngoài làm xao nhãng quá trình tư duy trong khi đọc. Khi gặp vấn đề khó hiểu thì đừng nản. Hãy cố gắng suy nghĩ hoặc ghi lại để tìm hiểu sau. 

Làm được như vậy thì việc đọc mới có hiệu quả. 

Rèn luyện để có kĩ thuật đọc hợp lí: 

Kĩ thuật đọc sách bao gồm từ khâu tổ chức, xác định phương pháp đọc và các thao tác đọc. Khâu tổ chức đọc sách trước hết là sự bố trí, sắp xếp và bảo đảm các điều kiện thuận lợi cho việc đọc có kết quả. 
  • - Bạn nên cố gắng chọn nơi đọc sách thích hợp để có thể tập trung tư tưởng cao và liên tục. 
  • - Tránh những nơi ồn ào, ánh sáng luôn thay đổi hoặc quá tối tăm. 
  • - Nơi đọc sách cũng cần thoáng mát, sạch sẽ và gọn gàng. 
  • - Không nên đọc sách trong tư thế nằm, dễ ảnh hưởng đến trí nhớ. Tốt nhất là đọc tại bàn viết, ngồi thoải mái, để sách vừa tầm mắt. 
  • - Bút, vở ghi chép và các dụng cụ cần thiết khác để bên cạnh, sao cho khi cần có thể lấy được ngay. 

Khi đọc, bạn cần lưu ý một số điểm sau: 
  •   - Đọc bằng mắt và óc chứ không đọc bằng miệng. 
  •   - Tránh đọc nhảy trở lại quá nhiều. 
  •   - Chuyển động mắt theo chiều thẳng đứng khi đọc. 
  •   - Đọc với tốc độ biến đổi: Đoạn nào quan trọng thì đọc chậm, đọc kĩ; đoạn nào không quan trọng thì đọc nhanh, đọc lướt. 
  •   - Cố gắng hiểu ý nghĩa của cả đoạn văn, đừng để ý đến từ, đến câu. 
  •   - Tập đọc nhanh, nắm và thâu tóm nhanh cái chủ yếu, cái cơ bản của vấn đề trình bày trong sách. 

Bạn nên rèn luyện thường xuyên, nâng dần tới tốc độ đọc hợp lí. V.I. Lenin đọc sách như giở sách mà vẫn nắm đầy đủ và sâu sắc nội dung cuốn sách. Bạn cần cố gắng từng bước để có thể đưa mắt trên trang sách và chụp ngay được cái hồn của cả một đoạn.

Cần tập phán đoán khi đọc. Nếu có mục đích đọc để giải quyết hay khẳng định điều gì đó thì chỉ cần lướt mắt tìm tới chỗ viết về cái đó.

Tuy nhiên, cần hiểu là, đọc nhanh không phải là đọc vội vàng, ngốn ngấu sách. Đọc như vậy chỉ có hại. Đọc nhanh là tóm lấy thật nhanh, thật đúng và đủ nội dung, chứ không phải đưa mắt nhanh trên những câu chữ. 

Để rèn luyện tốc độ đọc, bạn lấy một cuốn sách, chọn một trang, hay một phần trọn vẹn rồi đọc thật nhanh một lượt. Vừa đọc, vừa cố tóm lấy nội dung của nó. Sau đó, suy nghĩ xem, nội dung của nó như thế nào. Làm lại lần nữa nhằm xác định xem nội dung vừa tóm được ở lần đọc trước đã đầy đủ chưa, chính xác chưa. Lần sau, hãy cố gắng nâng cao tốc độ đọc hơn lần trước. Đọc vài ba lượt như vậy cho tới khi khẳng định nắm được đầy đủ và đúng nội dung của phần đã đọc. 

Bằng cách đó, bạn vừa nâng dần được tốc độ đọc, vừa kiểm soát được chất lượng đọc tương ứng với tốc độ đó. Khi đã có tốc độ đọc vừa ý, bạn cần thường xuyên rèn luyện, thường xuyên đọc sách để kĩ năng đã rèn luyện được không bị mai một đi. 

Ghi chép một cách khoa học những điều đã đọc: 
  • Đọc sách có hiệu quả thể hiện ở kết quả ghi chép. Đọc sách không thể thiếu ghi chép. 
  • Ghi chép trong khi đọc sách sẽ động viên được sự chú ý, giảm mệt mỏi. 
  • Ghi chép còn giúp các bạn kiểm tra mức độ lĩnh hội tài liệu, tạo cơ sở để ghi nhớ những kiến thức đã tiếp thu. 
  • V.I. Lenin có trí nhớ tuyệt vời, nhưng người luôn ghi chép đầy đủ những điều đã đọc, đã nghĩ. 
  • D.I. Mendeleev nói: "Ý nghĩ không được ghi chép lại chỉ là một kho báu bị giấu biệt".