Thứ Ba, 18 tháng 2, 2014

Xây dựng ứng dụng quản lý Sinh viên && đề tài bằng C# vs SQL Server theo mô hình 3 lớp.(2)

Tóm tắt lý thuyết

          Khi mới tiếp xúc với Windows Form và ADO.NET, việc lập trình bắt đầu trở lên phức tạp khi dự án lớn dần. Bởi vậy để dễ quản lý các thành phần của hệ thống, cũng như không bị ảnh hưởng bởi các thay đổi, người ta hay nhóm các thành phần có cùng chức năng lại với nhau và phân chia trách nhiệm cho từng nhóm để công việc không bị chồng chéo và ảnh hưởng lẫn nhau. Một trong những mô hình lập trình như vậy đó là Mô hình 3 lớp (Three Layers).
          Mô hình 3 lớp được cấu thành từ: Presentation Layers (hay GUI User) Business Layers, và Data Layers. Các lớp này sẽ giao tiếp với nhau thông qua các dịch vụ (services) mà mỗi lớp cung cấp để tạo nên ứng dụng, lớp này cũng không cần biết bên trong lớp kia làm gì mà chỉ cần biết lớp kia cung cấp dịch vụ gì cho mình và sử dụng nó mà thôi.

Kiến trúc mô hình 3 lớp

1.    Presentation Layers
          Lớp này làm nhiệm vụ giao tiếp với người dùng cuối để thu thập dữ liệu và hiển thị kết quả/dữ liệu thông qua các thành phần trong giao diện người sử dụng. Lớp này sẽ sử dụng các dịch vụ do lớp Business Logic cung cấp. Trong .NET thì bạn có thể dùng Windows FormsASP.NET hay Mobile Forms để hiện thực lớp này.
          Trong lớp này có 2 thành phần chính là User Interface Components và User Interface Process Components. (mục khoanh tròn 1 và 2).
            UI Components: là những phần tử chịu trách nhiệm thu thập và hiển thị thông tin cho người dùng cuối. Trong Microsoft.NET thì những thành phần này có thể là các TextBox, các Button, DataGrid…
            UI Process Components: là thành phần chịu trách nhiệm quản lý các qui trình chuyển đổi giữa các UI Components. Ví dụ chịu trách nhiệm quản lý các màn hình nhập dữ liệu trong một loạt các thao tác định trước như các bước trong một Wizard…
Lưu ý : Lớp này không nên sử dụng trực tiếp các dịch vụ của lớp Data Access mà nên sử dụng thông qua các dịch vụ của lớp Business Logic vì khi bạn sử dụng trực tiếp như vậy, bạn có thể bỏ qua các ràng buộc, các logic nghiệp vụ mà ứng dụng cần phải có. Và hơn nữa nếu sử dụng như vậy thì đâu cần đến 3 lớp phải không bạn?
2.    Business Logic Layer
          Lớp này thực hiện các nghiệp vụ chính của hệ thống, sử dụng các dịch vụ do lớp Data Access cung cấp, và cung cấp các dịch vụ cho lớp Presentation. Lớp này cũng có thể sử dụng các dịch vụ của các nhà cung cấp thứ 3 để thực hiện công việc của mình.
          Trong lớp này có các thành phần chính là Business ComponentsBusiness Entities và Service Interface. (3,4,8,6)
            Service Interface: là giao diện lập trình mà lớp này cung cấp cho lớpPresentation sử dụng. Lớp Presentation chỉ cần biết các dịch vụ thông qua giao diện này mà không cần phải quan tâm đến bên trong lớp này được hiện thực như thế nào.
            Business Entities: là những thực thể mô tả những đối tượng thông tin mà hệ thống xử lý. Các Business Entities này cũng được dùng để trao đổi thông tin giữa lớp Presentation và lớp Data Layers.
            Business Components: là những thành phần chính thực hiện các dịch vụ mà Service Interface cung cấp, chịu trách nhiệm kiểm tra các ràng buộc logic (constraints), các qui tắc nghiệp vụ (Business Rules), sử dụng các dịch vụ bên ngoài khác để thực hiện các yêu cầu của ứng dụng.
3.    Data Layers
          Lớp này thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến lưu trữ và truy xuất dữ liệu của ứng dụng. Thường lớp này sẽ sử dụng các dịch vụ của các hệ quản trị cơ sở dữ liệu như SQL Server, Oracle,… để thực hiện nhiệm vụ của mình. Trong lớp này có các thành phần chính là Data Access LogicData SourcesServive Agents).
            Data Access Logic Components (DAL) là thành phần chính chịu trách nhiệm lưu trữ vào và truy xuất dữ liệu từ các nguồn dữ liệu – Data Sources như RDMBS, XML, File systems…. Trong .NET Các DAL này thường được hiện thực bằng cách sử dụng thư viện ADO.NET để giao tiếp với các hệ cơ sở dữ liệu hoặc sử dụng các O/R Mapping Frameworks để thực hiện việc ánh xạ các đối tượng trong bộ nhớ thành dữ liệu lưu trữ trong CSDL. Chúng ta sẽ tìm hiểu các thư viện O/R Mapping này trong một bài viết khác.
            Service Agents: là những thành phần trợ giúp việc truy xuất các dịch vụ bên ngoài một cách dễ dàng và đơn giản như truy xuất các dịch vụ nội tại.

Các bạn đã tìm hiểu qua các đặc điểm của từng lớp trong mô hình 3 lớp.  
Các bước tiếp theo sẽ hướng dẫn từ thiết lập CSDL cho đến coding.
Nhưng trước tiên đọc các đoạn code ở bài tiếp theo để hiểu lệnh (chưa làm được vì sẽ phải hướng dẫn từ từ).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét