Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2016

Loạt bài hướng dẫn viết báo khoa học (2. Giới thiệu)

ĐỂ VIẾT “PHẦN GIỚI THIỆU” CỦA MỘT BÀI BÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC BẰNG TIẾNG ANH
WRITING SCIENTIFIC RESEARCH ARTICLE INTRODUCTIONS IN ENGLISH
Nguyễn Phước Vĩnh Cố
Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà nẵng
TÓM TẮT
Trong hai mươi năm qua, “phần giới thiệu” của bài báo nghiên cứu khoa học thu hút nhiều nhà ngôn ngữ (Oster 1981; Swales 1981, 1990; Zappen 1983; Swales & Najjar 1987; Anthony 1999; Samraj 2002; Habibi 2008). Bài báo này trình bày một số cấu trúc ngữ pháp, hình thức và chức năng trích dẫn trong phần giới thiệu một bài báo nghiên cứu khoa học. Mục đích của bài báo là nghiên cứu và phân tích mô hình CARS của Swales (1990) nhằm cung cấp cho giáo viên chuyên ngành và các sinh viên các đặc trưng từ vựng và ngữ pháp trong phần giới thiệu của một bài báo nghiên cứu khoa học. Bài báo cũng cung cấp một số phần giới thiệu thuộc các lĩnh vực khoa học của Weissberg & Buker (1990) để hiểu thêm các diễn đạt trong phần giới thiệu của một bài báo nghiên cứu khoa học. Chúng tôi hy vọng rằng các kết quả nghiên cứu có thể được dùng để phát triển sự hiểu biết của giáo viên chuyên ngành và sinh viên về các dạng thức và cấu trúc ngữ pháp tiêu biểu ở các mô hình diễn ngôn của các bài báo nghiên cứu khoa học.
ABSTRACT
Introductions to scientific research article or paper in the last 20 years have attracted the attention of many linguists (Oster 1981; Swales 1981, 1990; Zappen 1983; Swales & Najjar 1987; Anthony 1999; Samraj 2002; Habibi 2008). The paper presents some grammatical structure and citational form and function in scientific research article introductions. The aim of the paper is to investigate and analyse Swales’ CARS model to provide ESP teachers and students with lexico-grammatical characteristics of the scientific research paper. The paper also provides some introductions of different scientific fields presented by Weissberg & Buker that contribute to our understanding of the phrases and expressions in scientific research paper introductions. We hope that the findings of this study can be used to develop ESP teachers and students’awareness of the grammatical form and structure typical of the discoursal patterns of the scientific research papers.
Keywords: scientific research paper, introduction section, CARS-model, academic English, ESP.
1. Phần giới thiệu
Trong hai mươi năm qua, đã có một số lớn công trình nghiên cứu được viết về tiếng Anh học thuật. Bài báo nghiên cứu khoa học (NCKH) là một phần quan trọng của tiếng Anh học thuật và thường gồm một số phần (phần giới thiệu, phần phương pháp, phần kết quả…) Phần giới thiệu (PGT) của bài báo NCKH cũng thu hút một số nhà ngôn ngữ (Oster 1981; Swales 1981,1990; Zappen 1983; Swales & Najjar 1987; Anthony 1999; Samraj 2002; Habibi 2008). Mặc dù có rất nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực này, nhưng mô hình diễn ngôn (các diễn đạt và cấu trúc ngữ pháp) của phần PGT của bài báo NCKH bằng tiếng Anh vẫn lạ lẫm với giáo viên chuyên ngành và sinh viên Việt nam. Vì vậy, bài báo trình bày và phân tích mô hình “tạo ra-một không gian-nghiên cứu” (create-a-research-space) gọi tắt là mô hình “CARS” do Swales phát triển. Bài báo cũng cung cấp một số PGT thuộc các lĩnh vực khoa học khác nhau do Weissberg & Buker (1990) phân tích dựa vào công trình nghiên cứu của Swales. Những ví dụ về các diễn đạt được trích ra từ “writing introductions” truy cập từ http: http://www.phrasebook.manchester.ac.uk/introductions.htm… của trường Đại học Manchester để hiện thực hóa các chức năng của mô hình trên cũng được liệt kê trong bài báo. Mục đích của bài báo là cung cấp cho giáo viên chuyên ngành và các sinh viên các kiến thức thiết yếu về đặc trưng từ vựng và ngữ pháp trong PGT của một bài báo NCKH như sự lựa chọn thì, thời và thể, và sự trích dẫn trong các diễn đạt thường được nêu trong PGT của một bài báo NCKH. Tác giả bài báo hy vọng rằng các kết quả nghiên cứu có thể được dùng để mở rộng sự hiểu biết của giáo viên chuyên ngành và sinh viên về các hình thức và cấu trúc ngữ pháp tiêu biểu ở các mô hình diễn ngôn của các bài báo NCKH
2. Cấu trúc của một bài báo NCKH
Một bài báo NCKH thường có các phần:
a) giới thiệu (Introduction)
b) phương pháp (Methods)
c) kết quả (Results)
d) thảo luận (Discussion).
Các phần trên tạo ra một cấu trúc của một bài báo NCKH, còn được gọi là cấu trúc IMRAD. Trong bài báo này, tác giả sẽ phân tích các đặc trưng ngôn ngữ của phần giới thiệu.
3. Phần giới thiệu (PGT) của một bài báo NCKH
  • Hầu hết các tác giả học thuật như Weissberg & Buker (1990), Swales & Najjar (1987) đều cho rằng có nhiều cách để giới thiệu một bài báo NCKH. Tuy nhiên, họ đi đến một kết luận chung: Đó là cần nêu một vài hoặc nhiều trong những điểm sau đây trong PGT:
  • Thiết lập được một bối cảnh nghiên cứu và/hoặc tầm quan trọng của đề tài nghiên cứu
  • nói về tầm quan trọng có nêu thời gian
  • nhấn mạnh một vấn đề trong lĩnh vực nghiên cứu
  • nêu được lịch sử nghiên cứu
  • nêu được một trình trạng tranh cãi của đề tài nghiên cứu
  • nêu được một khoảng trống tri thức trong lĩnh vực nghiên cứu
  • nêu được mục đích của đề tài nghiên cứu
  • chỉ ra được các đóng góp hoặc ứng dụng có thể của đề tài nghiên cứu
Những ví dụ sau được dùng để hiện thực hóa các điểm nói trên:
– diễn đạt tầm quan trọng:
Ex. X is an important component in the climate system, and plays a key role in Y.
– diễn đạt tầm quan trọng có nêu thời gian:
Ex. Recent developments in the field of X have led to a renewed interest in…
– nhấn mạnh một vấn đề trong lĩnh vực nghiên cứu:
Ex. Despite its long clinical success, X has a number of problems in use.
– nêu được trình trạng tranh cãi đề tài nghiên cứu:
Ex. The issue of X has been a controversial and much disputed subject within the field of…
– nêu được một khoảng trống tri thức trong lĩnh vực nghiên cứu:
Ex. Most studies in X have only been carried out in a small number of areas.
– nêu được mục đích nghiên cứu
Ex. The purpose of this paper is to review recent research into the…
– chỉ ra được những đóng góp hoặc ứng dụng có thể từ đề tài nghiên cứu:
Ex. Both of the factors under investigation in this study may be of importance in explaining the regular occurrence of the disease.
4. Mô hình CARS của Swales trong PGT của một bài báo NCKH
Dựa vào việc phân tích một số văn bản từ nhiều chuyên ngành, Swales (1990) đưa ra một cấu trúc gồm 3 Phân đoạn văn bản (Moves)1 cho PGT của một bài báo NCKH: 1) thiết lập một lãnh thổ (Establishing a territory) 2) tạo ra một khoảng trống/lỗ hổng (Establishing a Niche) 3) lấp khoảng trống/lỗ hổng đó (Occupying the Niche).
Phân đoạn văn bản 1: Thiết lập một lãnh thổ, gồm 3 bước (Steps):
Bước 1: Khẳng định tầm quan trọng và/hoặc
Bước 2: Khái quát hóa đề tài nghiên cứu và/hoặc
Bước 3: Điểm lại các công trình nghiên cứu trước đó.
Phân đoạn văn bản 2: Thiết lập/tạo một lỗ hổng, gồm 4 Bước gọi là “Bước1A”, “Bước1B”,…
Bước 1A: Phản bác sự khẳng định.
Bước 1B: Chỉ ra một khoảng trống (về công trình nghiên cứu trước đó).
Bước 1C: Nêu một vấn đề (về nghiên cứu trước đó).
Bước 1D: Tiếp bước truyền thống.
Phân đoạn văn bản 3: Lấp lỗ hổng đó (Occupying the Niche), gồm những Bước sau:
Bước 1A: Phát thảo các mục đích (tại sao?).
Bước 1B: Công bố công trình nghiên cứu hiện nay (cái gì? như thế nào?).
Bước 2: Công bố các kết quả nghiên cứu chính.
Bước 3: Chỉ ra cấu trúc của bài báo.
________________________________________________
Bước 4: Đánh giá kết quả nghiên cứu
*   Một nghiên cứu của Anthony (1999) về PGT của một bài báo nghiên cứu thuộc lĩnh vực ứng dụng phần mền (solfware engineering) cho thấy rằng mô hình CARS không lý giải được một số đặc trưng quan trọng ở PGT như sự có mặt các định nghĩa khó, sự minh họa bằng các ví dụ về các khái niệm, và đánh giá công trình nghiên cứu đang báo cáo.
4.1 Các ví dụ về các chiến lược được dùng để hiện thực hóa Phân đoạn văn bản 1
Phân đoạn văn bản 1Thiết lập một lãnh thổ nghiên cứu
PGT thường bắt đầu bằng việc mô tả địa hình chung/cách trình bày lĩnh vực nghiên cứu, dùng một hoặc nhiều chiến lược sau:
Bước 1: Khẳng định tầm quan trọng.
Tác giả cho rằng chủ đề nghiên cứu là hữu ích, có liên quan, quan trọng và xứng đáng nghiên cứu vì nó xác lập một phần nghiên cứu vốn có từ lâu, có ý nghĩa và sinh động. Các khẳng định tầm quan trọng thường phục vụ như câu chủ đề (topic sentences) và vì vậy thường được theo sau bởi các chứng cứ để bổ trợ câu phát biểu này.
The effect of… has been studied extensively in recent years.
Of the many…,… have been the most extensively studied.
The effects of… have received considerable attention.
Many investigators have recently turned to…
A large body of data concerning… has been reported.
In recent years, there have been many papers describing…
Recently researchers have become increasingly interested in…
The possibility of… has generated interest in…
Knowledge of… has great importance for…
The study of… has become an importance aspect of…
… are believed to play an important role
The explication of relationship between… and… is a classical problem in fluid mechanics.
A long-standing problem has been to obtain more information on…
The well-known… phenomena… have been favorite topics for analysis both in.
A central issue in… is the validity of…
Bước 2: Khái quát hóa đề tài nghiên cứu
Bước này gồm các phát biểu liên quan đến kiến thức, thực hành hoặc mô tả hiện trạng.
The general features of… are well-known.
Plumage coloration is known to influence mate selection in mallards.
An increase of Mallards in eastern North America has been well documented.
Trout are believed to be relatively immobile.
It is generally accepted that…
There is now much evidence to support the hypothesis that…
A standard procedure for assessing… has been…
Such… methods are often criticized for…
It is commonly suggested that…
Comparisons of spatially separated population tend to consist of…
Bước 3: Điểm lại các công trình nghiên cứu trước đó.
Smith (1989) found
It has been suggested that… (Smith 1989).
Belovsky (1981) concluded that…
Data have been presented in the literature [1], [5] which suggest that…
Peterson (1988) argued that…
Observation by Smith (1989) suggested…
Swales (1981) phân biệt 2 kỹ thuật trích dẫn: 1) trích dẫn đầy đủ (integral citation) và 2) trích dẫn không đầy đủ (non-integral citation). Trích dẫn đầy đủ là trích dẫn mà tên người nghiên cứu xuất hiện trong câu trích dẫn như là thành phần của câu. Trích dẫn không đầy đủ là trích dẫn mà tên người nghiên cứu hoặc nằm trong ngoặc đơn hoặc được đề cập ở một nơi khác bởi một con số nằm trên dòng kẻ thông thường hoặc một cách thức nào khác. Các ví dụ sau đây được cung cấp bởi Swales (2011) về trích dẫn đầy đủ và trích dẫn không đầy đủ.
Các ví dụ về trích dẫn đầy đủ.
1a. Brie (1988) showed that the moon is made of cheese. (Tên người nghiên cứu làm chủ ngữ).
1b. The moon’s cheesy composition was established by Brie (1988). (Tên người nghiên cứu làm tác nhân thụ động).
1c. Brie’s theory (1988) claims that the moon is made of cheese. (Tên người nghiên cứu làm một phần cụm danh từ sở hữu).
1d. According to Brie (1988), the moon is made of cheese. (Tên người nghiên cứu làm định ngữ tường thuật (adjunct of reporting) ).
Các ví dụ về trích dẫn không đầy đủ.
1a. Previous research has shown that the moon is made of cheese (Brie, 1988). (Tên người nghiên cứu nằm trong ngoặc đơn).
1b. It has been established that the moon is made of cheese. 1-3  (Trích dẫn được đề cập qua con số in trên dòng kẻ thông thường.
Phân đoạn văn bản 2: Thiết lập/tạo lỗ hổng
Sau khi mô tả các đặc trưng nghiên cứu (Phân đoạn văn bản 1), các tác giả học thuật cố gắng xác nhận một lỗ hổng cho công trình nghiên cứu của họ. Họ có thể làm điều này bằng cách cho thấy rằng các nghiên cứu trước đó (hoặc giải pháp) là chưa hoàn thiện hoặc vẫn có những khía cạnh của lãnh vực nghiên cứu cần có những nghiên cứu thêm. Điều này thường được cho thấy bởi các từ ngữ diễn đạt tương phản/đánh giá phủ định như:
–               Tương phản: however, but, yet, nevertheless, unfortunately, although.
–               Bổ ngữ: few, less, little, no, none, not.
–               Động từ: fail, ignore, lack, prevent, hinder, obviate, neglect, overlook, question, challenge, deter, limit.
–               Tính từ: scare, elusive, limited, restricted, diffcult, inefficient, ineffective, inconclusive,uncertain, unclear, unreliable, unsatisfactory.
Bước 1A: Phản bác sự khẳng định
Bước này thường tiếp theo Phân đoạn văn bản 1: Bước 3 (điểm lại các công trình nghiên cứu trước đó) và được dùng để giới thiệu quan điểm đối lập/khuyết điểm trong các nghiên cứu trước đó.
However, this view is challenged by recent data showing…
However, these studies have failed to recognize the…
However, recent work in our laboratory suggests that…
…, but the experiments  were performed on… and are therefore suspect.
… these approaches become increasingly unreliable when…
Bước 1B: Chỉ ra một lỗ hổng trong nghiên cứu trước đó
Thường tiếp theo Biện pháp 1: Bước 2 (khái quát hóa đề tài nghiên cứu).
A considerable amount of research has been… but little research…
… has been extensively studied. However,  less attention has been paid to…
As a result, no comprehensive theory appears to exist.
Despite the importance of… , few researchers have studied…
Research has tended to focus on… rather than…
The only reported study to date of… covered a limited range of…
… studied have appeared previously in the literature, but measurements were restricted to…
The properties of… are still not completely understood.
Evidence on this question is presently inconclusive.
Phân đoạn văn bản 3: Lấp lỗ hổng đó (Occupying the Niche)
Ở bước này, tác giả đưa ra giải pháp lấp lỗ hổng, trả lời các câu hỏi hoặc tiếp bước truyền thống nghiên cứu đã được trình bày ở Phân đoạn văn bản 2.
Bước 1A: Phát thảo mục đích (tại sao?)
Tác giả giới thiệu giải pháp giải quyết vấn đề được mô tả ở Biện pháp 2 bằng cách nêu mục đích chính hoặc đặc trưng chính của công trình nghiên cứu. Trong trường hợp từ chỉ xuất (deictic) nói về thể loại như bài báo, báo cáo nghiên cứu, luận văn, điểm sách…v.v thì ta dùng Thì hiện tại.
The aim of this paper/report/thesis/review is to…
Tuy nhiên, trường hợp từ chỉ xuất đề cập đến quan niệm trừu tượng như yêu cầu thông tin về trí óc (sự nghiên cứu, sự thí nghiệm…) thì ta có thể lựa chọn hoặc Thì hiện tại hoặc Thì quá khứ.
The purpose of this investigation is/was to…
Bước 1B: Công bố công trình nghiên cứu hiện nay
Bước này tiêu biểu cho một chiến lược thay cho chiến lược được dùng ở Bước 1A. Ở bước này, tác giả mô tả mục đích xem xét những gì nghiên cứu bắt đầu thực hiện hoặc hoàn thành. Trong trường hợp này, chủ ngữ có thể chỉ người (animate) hoặc không chỉ người (inanimate).
– Chủ ngữ chỉ người:
In this study, we suggest a 3- step process…
In this paper, we attempt to develop a…
In this paper, we present a system for…
– Chủ ngữ không chỉ người:
This paper evaluates the effect on…
This research presents data on…
This study focuses on a strategy for…
Bước 2: Công bố các kết quả nghiên cứu
Ở bước này, tác giả xem xét kết quả nào là quan trọng nhất của công trình nghiên cứu và báo cáo kết quả đó như là một phần của PGT.
In this paper, we argue that…
This approach provides effective…
Our results indicate that this method is effective…
Bước 3: Chỉ ra cấu trúc của bài báo
We have organized the rest of this paper in the following way
This paper is structured as follows…
The remainder of this paper is divided into five sections…
Về cơ bản, theo mô hình này, PGT của môt bài báo NCKH thường bắt đầu thiết lập một đề tài chung đang được bàn đến. Kế đến, người viết/người nghiên cứu tạo ra một khoảng trống/lỗ hổng trong lãnh thổ này bằng nhiều cách. Cuối cùng, người viết/người nghiên cứu vạch ra mối quan tâm cụ thể về nghiên cứu đang báo cáo.
5. Mô hình 5 giai đoạn trong PGT của một bài báo NCKH
Weissberg & Buker (1990) phát triển một mô hình 5 giai đoạn trong PGT, cụ thể hóa từ nghiên cứu của Swales:
1) thiết lập một bối cảnh của đề tài nghiên cứu.
2) nêu được lịch sử nghiên cứu.
3) chỉ ra một lĩnh vực mà không được đề cập trong lịch sử nghiên cứu trước đó, nhưng lại rất quan trọng từ quan điểm nghiên cứu của bạn.
4) nêu mục đích của nghiên cứu.
5) chỉ ra những hưởng lợi hữu dụng và ứng dụng của đề tài nghiên cứu.
Sau đây là PGT được trích ra từ một báo cáo nghiên cứu về máy tính trong giáo dục (PGT này gồm 5 giai đoạn riêng biệt.)
USING MOCROCOMPUTERS IN TEACHING
1During the past 40 years, the United States has experienced the integration of the computer into society. 2Progress has been made to the point that small, inexpensive computers with expanded capacities are available for innumarable uses. 3Many schools have purchased and are purchasing microcomputers for infusion into their directed learning programs.
4Most individuals seem to agree that the microcomputer will continue to hold an important role in education. 5Gubser (1980) and Hinton (1980) identified three types of microcomputers use in classrooms: the object of a course, a support tool, and a means of providing instruction. 6Foster and Kleene (1982) cite four uses of microcomputers in vocational agriculture: drill and practice, tutorial, simulation and problem solving.
7The findings of studies examining the use of various forms of computer-assisted instruction (CAI) have been mixed. 8Studies by Hickey (1968) and Honeycut (1974) indicated superior results with CAI while studies by Ellis (1978), Caldwell (1980) and Belzer (1976) indicated little or no significant effect. 9Although much work has been done to date, more studies need to be conducted to ascertain the effect of microcomputers-assisted instruction in teaching various subjects in a variety of learning situations.
10The purpose of this study was to ascertain the effect of using microcomputer-assisted instruction as compared to a lecture-discussed technique in teaching principles and methods of cost recovery and investement credit o n agicultural assets to graduate students in agricultural education. 11This topic was identified as being of importance to teachers in providing them the necessary background to teach lessons in farm records.
Giai đoạn I (bối cảnh): câu 1-3
Giai đoạn II (công trình đã nghiên cứu): câu 4-8
Giai đoạn III (nêu nhu cầu cần nghiên cứu thêm): câu 9
Giai đoạn IV (mục đích): câu 10
Giai đoạn V (đánh giá): câu 11
Dẫn theo Weissberg & Buker tr. 21-22 trong “Writing Up Research”.
……………………………………………………………………………………………………………….
Sau đây là môt ví dụ về PGT về lĩnh vực tâm lý học. PGT này chỉ có 4 giai đoạn.
EYE MOVEMENTS WHILE WATCHING A BASEBALL PITCH
1Many motor skills require action based on rapid change in the enviroment. 2One such skill is baseball batting. 3The baseball batter relies most heavily on vision for pertinent information. 4Moreover, a good pitcher will attempt to give the hitter misleading cues during the wind-up and delivery. 5Visual-search strategies must be used by a batter to sample relevant locations in the visual display so response can be made at the proper time.
6Research has shown that visual-search patterns can be governed by a variety of factors including experience. 7Mourand and Rockwell (1972) examined the visual-search strategies used by six novice and four expert drivers. 8Novice drivers sampled their mirrors and instruments more frequently than did expert drivers. 9On the freeway, novice drivers made smooth pursuit movements while the experts made only eye fixations.
10Bard, Fleury, Carriere, and Halle (1980) examined the visual-search patterns of expert and novice gymnastic judges. 11They found that the expert judges had 27% fewer fixations than novice judges. 12Eye fixations also differed for novice and expert basketball players. 13Bard and Fleury (1976) showed slides of typical offensive basketball situations to players and recorded their eye movements/fixations. 14Expert players made fewer fixations than novices.
15The informational content of various portions of a baseball’s trajectory from pitcher to batter has been debated but most of the research has focused on the terminal portion of the ball flight. 16The purpose of the present the study was to examinethe visual-search strategies of expert and novice baseball players during the preparatory phase (wind-up and release of the pitch) of baseball hitting. 17A second goal was to document the existence of an eye-movement reaction time prior to the eyes tracking the pitch.
Giai đoạn I (bối cảnh): câu 1-5
Giai đoạn II (công trình đã nghiên cứu): câu 6-9
Giai đoạn III(nêu nhu cầu cần được nghiên cứu): câu 10-15
Giai đoạn IV (mục đích): câu 16-17
Giai đoạn V (đánh giá): không có trong PGT này.
Dẫn theo Weissberg & Buker tr. 23-24 trong “Writing Up Research”.
6. Kết luận:
Trong một bài báo NCKH, có lẽ khía cạnh được nghiên cứu nhiều nhất là PGT. Kể từ khi Swales (1981, 1990) nghiên cứu cấu trúc phân đoạn (moves) của PGT của một bài báo NCKH, đã có nhiều học giả chú ý đến việc áp dụng mô hình nói trên trong một loạt văn bản khác. Tuy nhiên, nghiên cứu tập trung chủ yếu vào PGT thì không nhiều (Swales & Najjar 1987; Anthony 1999; Samraj 2002). Mặc dù vậy, việc giới thiệu và phân tích mô hình CARS của Swales cho phép chúng ta khám phá tính ứng dụng của nó cho chuyên ngành của mình. Vì vậy, bài báo này có thể hữu ích cho việc giảng dạy tiếng Anh học thuật cho sinh viên nói tiếng Anh không bản ngữ. Ngoài ra, nghiên cứu này cũng góp phần cho chúng ta hiểu biết thêm về cấu trúc thể loại của chuyên ngành mình.
Tài Liệu Tham Khảo
[1] Anthony, L (1999), Writing Research Article Introductions in Solfware Engineering: How accurate is a standard model? IEEE Transactions on Proessional Communication,42, 38-46.
[2] Habibi, P. (2008), Analysis of Research Article Introductions Across ESPPsycholinguistics, and Sociolinguistics. Truy cập ngày 10/5/2012 từ www.sid.ir/en/VEWSSID/J _ pdf/87620080205.pdf
[4] Nguyễn Phước Vĩnh Cố. (2011), Dạng Thức Xưng Hô và Cấu Trúc Vô Nhân Xưng Trong Diễn Ngôn Khoa Học. Truy cập ngày 5/5/2012 từ https://nguyenphuocvinhco.wordpress.com/2011
[5] Nguyễn Văn Tuấn (2012), Cách Viết Một Bài Báo Khoa Học (Phần 2 – Dẫn nhập). Truy cập ngày 5/5/2012 từ www.statistics.vn/index.php?…cach-viet-bai-bao…
[6] Orasan, C. (2001), Patterns in Scientific Abstracts, in Proceedings of Corpus Linguistics 2001 Conference, Lancaster University, Lancaster UK,… Truy cập ngày 5/5/2012 từ clg.wlv.ac.uk > Publications
[7] Oshima, A & Hogue, A. (1991), Writing Academic English, Addison-Wesley Publishing Company
[8] Oster, Sandra. (1981), The Use of Tenses in Reporting Past Literaure. In Selinker, Tarone and Hanzeli (eds.): 76-90.
[9] Samraj (2002), Introductions in Research Articles: Variation Across Disciples. Truy cập ngày 7/11/2011 từ informatik.unibas.ch/lehre/fs10/…/samraj_on_introductions.pdf
[10] Svobodova & et al. (2011), Writing in English: A Practical Handbook forScientificnd Technical Writers. Truy cập ngày 12/7/2011 từ http://w.w.w.atom.uni-mb.si/Stu/filesWriting_in_English.pdf
[11] Swales, J. (1981), Aspects of Article Introductions. Birmingham, UK. The University of Aston, Language Studies Unit.
[12] Swales, J. (2011), Genre Analysis. Cambridge: Cambridge University Press.
[13] Swales, J & Najjar, H (1987), The Writing of Research Article Introductions trong “Written Communication”, Vol.4 No.2, April 1987 175-191 Sage Publications, Inc.
[14] Trzeciak, Jerzy. (1993), Writing Mathematical Papers in English: A Practical Guide, Gdansk Teacher’s Press
[15] Weissberg, Robert & Buker, Suzanne. (1990), Writing up ResearchExperimental Research Report Writing for Students of English, Prentice Hall Regents[17] West, M.
[16] Zappen, J. P. (1983), A Rhetoric for Research in Sciences and Technologies. In Anderson, Brockman and Miller (eds.): 123-38.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét