Thứ Bảy, 22 tháng 11, 2014

Bài ISI là gì? Đến bao giờ mình mới có bài ISI?

ISI là viết tắt của “Institute for Scientific Information”, Viện Thông tin Khoa học. Viện này do Eugene Garfield sáng lập vào năm 1960, sau này công ti Thomson mua lại và nay được biết đến như là Thomson Scientific, một bộ phận thương mại của tập đoàn Reuters. Đây là cơ sở dữ liệu phong phú với hơn 10.000 tài liệu được lựa chọn khách quan và có xử lý của các chuyên gia để phân loại theo các lĩnh vực, trong đó khoa học tự nhiên với hơn 7.100 tài liệu có từ năm 1900 đến nay, khoa học xã hội với hơn 2.100 tài liệu từ năm 1956, nghệ thuật và nhân văn với hơn 1.200 tài liệu từ năm 1975.

Đánh giá của ISI (Institute of Scientific Information) dựa trên hệ số tham khảo của các công bố khoa học cũng còn một số hạn chế, nhưng có lẽ cũng không hy vọng có một phương cách đánh giá nào hoàn hảo có thể thay thế ISI. Thực chất đánh giá của ISI không đơn thuần chỉ là thống kê đơn thuần mà dựa theo hệ số tham khảo, theo đó ISI đã xếp các tạp chí có hệ số tham khảo cao là các tạp chí có uy tín thuộc 2 danh sách là danh sách các tạp chí Scientific Citation Index (SCI) là những tạp chí có hệ số ảnh (impact factor) và danh sách mở rộng (Scientific Citation Index Expanded-SCIE) mặc dù không thống kê IF nhưng cũng thuộc danh sách tạp chí có uy tín. Thực tế danh sách xếp hạng ISI không chỉ là các tạp chí tiếng Anh mà cả các tạp chí công bố ngoài tiếng Anh, mặc dù không nhiều. Trong danh sách hàng chục ngàn tạp chí SCI và SCIE ngoài các các tạp chí xuất bản ở Mỹ, Anh cũng có khá nhiều tạp chí xuất bản ở các nước và khu vực khác nhau trên thế giới.

Tiêu chí đánh giá và thống kê của ISI đã được hầu hết các tổ chức KHCN (viện nghiên cứu, trường đại học) sử dụng làm nguồn tham khảo chính để đánh giá, xếp hạng năng lực nghiên cứu KHCN của một viện, một trường đại học hay một nước. Ngay cả các nhà khoa học ở các nước không nói tiếng Anh như Nga, Pháp Đức v.v. cũng chấp nhận các tiêu chí này. Hiện nay có khá nhiều tạp chí tiếng Anh xuất bản ở Nga có mặt trong danh sách SCI và SCIE. Ngay cả các nhà khoa học Nga nhận tài trợ của Quỹ Nghiên cứu Khoa học Nga (Russian Foundation for Basic Research-RFBR) cũng được khuyến khích có các công bố trên các tạp chí SCI.

Ở Việt Nam, số các nhà khoa học có bài ISI là rất ít. Có thể đếm được rõ ràng. Vậy làm sao để có bài ISI?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét